Xuất khẩu lao động ở Nhật 2016 và những khó khăn

Sang Nhật Bản để làm việc kiếm tiền là lựa chọn đúng đắn với những lao động Việt Nam đặc biệt là lứa tuổi vừa tốt nghiệp THPT hoặc trường nghề.  Và đây cũng được xem là chiếc “phao cứu sinh” cho những bạn trẻ không xin được việc các ngành cử nhân, kinh tế, văn hóa trong thời buổi nền kinh tế rất khó khăn, rất khó để xin được công việc phù hợp với ngành nghề mà mình đã được đào tạo.

>>> Nghiệp đoàn Nhật bản phỏng vấn TTS như thế nào?
>>> Những câu hỏi chắc chắn sẽ gặp khi phỏng vấn XKLĐ

Mấy năm trở lại đây, các xí nghiệp Nhật Bản tăng cường tuyển chọn lao động phổ thông của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Minh chứng cụ thể là tại công ty chúng tôi hàng tháng cũng tiếp nhận đến hàng chục đơn hàng xuat khau lao dong từ phía xí nghiệp Nhật Bản điều này khiến tỉ lệ người lao động được tiếp nhận sang Nhật sẽ ngày càng nhiều và điều kiện tuyển chọn cũng đơn giản hơn. Tuy vậy vẫn còn một số vấn đề khiến người lao động sẽ gặp khó khăn khi tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản trong năm 2016.

lao-dong-nhat-ban-2016-con-nhieu-kho-khan
Bên cạnh những mặt tích cực thì xuất khẩu lao động Nhật Bản 2016 vẫn còn nhiều khó khăn

Thu nhập hàng tháng không được như trước.

Từ trước năm 2012, thị trường Nhật Bản được xem là thiên đường cho người lao động Việt Nam bởi khi đó đồng Yen có tỉ giá rất cao (cao hơn gần 35% so với hiện tại). Cộng với việc chi phí tiêu dùng, nhà ở thấp, thu nhập của lao động Việt Nam tại Nhật Bản trung bình là khá cao. Mặc dù chương trình người lao động tham gia trước đó là tu nghiệp sinh, tức người lao động phải mất 1 năm đầu tiên học nghề chỉ được hưởng trợ cấp, không được nhận lương cơ bản. Hai năm còn lại là đủ để những Tu nghiệp sinh này tích lũy được lượng vốn lớn trước khi về Việt Nam lập nghiệp.

Một hai năm gần đây, để thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển, ông Abe – Thủ tướng Nhật Bản đã có nhiều chính sách thay đổi đất nước, trong đó có việc đơn phương can thiệp tỷ giá đồng Yên, thúc đẩy tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng rất lớn vào mức thu nhập của người lao động Việt, cùng mức lương đồng yên như trước nhưng nay quy đổi sang tiền Việt thì được ít hơn khá nhiều

Chi phí sinh hoạt cá nhân ngày càng tăng

Thu nhập hàng tính tháng bình quân của người lao động đi làm việc tại Nhật Bản không có thay đổi nhiều những năm qua, mỗi năm mức lương cơ bản ở các vùng tại Nhật vẫn tăng đều đặn nhưng không đáng kể. Lạm phát và việc thúc đẩy tiêu dùng  khiến cho các chi phí liên quan đến chi phí sinh hoạt, nhà ở của người lao động Nhật Bản tăng mạnh. Điều này làm hưởng tới số tiền thực lĩnh hàng tháng của các lao động từ đó số tiền mà lao động Nhật Bản nhận được sau 3 năm tích lũy cũng giảm bớt.

Vấn đề sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng

Phần lớn mục đích của người lao động đăng ký đi XKLĐ tại Nhật là để kiếm tiền. Chính vì vậy họ sẽ cố gắng cày cuốc hết sức có thể nên giờ làm thêm, tăng ca họ không bao giờ bỏ. Khi lao động ham công tiếc việc, làm thêm trong thời gian dài ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người lao động. Đặc biệt, nguồn thu nhập từ việc làm thêm thường rất cao, hấp dẫn lao động Nhật Bản, người lao động thường không chú trọng đến việc nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe.

Thêm nữa, công việc tại Nhật Bản thường rất vất vả, cách làm việc của người Nhật được cả thế giới biết đến vì mức độ chăm chỉ. Ngay cả người Nhật làm văn phòng, trong áp lực căng thẳng của trí óc họ vẫn làm từ thứ 2 tuần này đến thứ 2 tuần sau và cả tháng thường chỉ nghỉ 1-2 ngày.

Dây truyền sản xuất của Nhật vận hành 8-16 tiếng ngày, trong ca làm việc, công nhân gần như không được nghỉ ngơi. Đây cũng là thách thức rất lớn của những bản trẻ khi vừa bước xuống từ ghế nhà trường, chưa quen với môi trường công việc

Trình độ tiếng Nhật đầy thử thách

Trước kia, chương trình tu nghiệp sinh thường đào tạo tiếng cho người lao động lên đến cả năm, tất cả Tu nghiệp sinh đều được trang bị tiếng tương đối tốt để không quá khó khăn khi nhập cảnh Nhật Bản. Việc chuyển từ tu nghiệp sinh thành xuất khẩu lao động Nhật Bản thông qua chương trình Thực tập sinh kỹ năng là mong mỏi của người lao động phổ thông, họ dễ tiếp cận với môi trường làm việc Nhật hơn, nhưng đây cũng là thử thách vô cùng lớn dành cho họ.

Khó khăn về nguồn lực tham gia, chiều theo mong muốn của người lao động, nhiều công ty cho phép học viên trúng tuyển mới bắt đầu học tiếng. Thông thường thời gian học tiếng chỉ vẻn vẹn 3 tháng, trong đó vẫn có những ngày nghỉ dài làm hồ sơ thủ tục hay đơn giản là về chuẩn bị tài chính.

Người lao động có được hợp đồng lao động tại Nhật Bản rồi thường có suy nghĩ là “chắc chắn đã đặt chân tới Nhật Bản dù tiếng tốt hay không”. Dẫn đến tình trạng bỏ bê học tiếng, chủ quan và thiếu tập trung. Để đến khi sang Nhật thì hoàn toàn không có tiếng nói chung với người quản lý, chủ xí nghiệp. Tiếp cận công việc khó khăn và không thể làm tốt công việc được giao.

Tóm lại, đây chỉ là 4 khó khăn cơ bản nhất trong rất nhiều khó khăn Thực tập sinh Nhật Bản gặp phải trong thời gian tới đây. Cơ hội đặt chân lên đất nước Nhật Bản không còn khó, nhưng làm thế nào để có công việc tốt nhất, phù hợp với bản thân người lao động là điều không dễ dàng. Tiếng Nhật vẫn là chìa khóa cho những thành công của Thực tập sinh, sẽ rất dễ thở nếu các bạn có một vốn tiếng tốt. Chúc các bạn thành công!

Theo: Đức Việt (Japan)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *