Nhật Bản trở thành thị trường chiếm số lượng lao động đăng ký tham gia lớn nhất hiện nay. Tuy nhiên, đa số người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đều có trình độ học vấn 12/12 trở lại vì vậy sự hiểu biết còn chưa cao. Chính vì thế nếu không nắm được những thông tin dưới đây thì người lao động sẽ dễ dàng gặp phải những rủi ro không mong muốn khi đăng ký đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Bài viết này, DINHAT xin tổng hợp những thông tin mới nhất, quan trọng nhất liên quan đến chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay. Đây là những điều mà người lao động bắt buộc phải biết khi có ý định tham gia chương trình này.
1. Tình hình xuất khẩu lao động Nhật Bản mùa Covid-19
Theo thống kê của Bộ LĐTBVXH, trong nửa đầu năm 2020 số người đi lao động nước ngoài giảm mạnh song Nhật Bản vẫn là đất nước có số người Việt Nam đi XKLĐ nhiều nhất.
Sau một thời gian ngắn Nhật Bản không mở cửa tiếp nhận Visa do đại dịch Covid thì nay chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ và khôi phục lại chuyến bay từ VN sang NB để tiếp nhận người lao động sang làm việc.
Cùng với đó, để hỗ trợ người lao động làm việc tại Nhật Bản, chính phủ nước này đã mở các gói hỗ trợ đặc biệt để giúp đỡ người lao động vượt qua những khó khăn trong mùa dịch.
2. XKLĐ đi Nhật Bản là gì? Sự khác nhau giữa thực tập sinh và tu nghiệp sinh?
a) Thông tin XKLĐ Nhật Bản, XKLĐ đi Nhật Bản là gì?
XKLĐ đi Nhật Bản thực chất là sang Nhật Bản làm việc với 2 hình thức:
- Visa thực tập sinh: Lao động phổ thông có và chưa có tay nghề
- Visa kỹ thuật viên: Là những đối tượng tốt nghiệp Đại học, Cao học tại VN và thường có yêu cầu về trình độ tiếng Nhật
Với mỗi hình thức visa khác nhau sẽ có những điều kiện, công việc, mức lương và các chính sách hỗ trợ, phụ cấp khác nhau.
b) Vậy thực tập sinh và tu nghiệp sinh có khác nhau hay không?
Tu nghiệp sinh là chỉ các lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc theo chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản. Chương trình này là chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản trước năm 2012, từ năm 2012 trở đi chương trình này đã kết thúc và được thay thế bằng chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản.
Do đó, những lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản từ năm 2012 trở về trước mới được gọi là tu nghiệp sinh còn sau năm 2012 thì được gọi là thực tập sinh.
3. Một số thuật ngữ thường gặp trong XKLĐ Nhật Bản
Dưới đây là 1 số thuật ngữ hay được viết tắt mà bạn cần nắm rõ khi có ý định đi XKLĐ Nhật Bản:
- XKLĐ: Xuất khẩu lao động
- LĐTBXH: Lao động thương binh xã hội
- TTS: Thực tập sinh
- TNS: Tu nghiệp sinh
- TTSKN: Thực tập sinh kỹ năng
- DN: Doanh nghiệp
- NLĐ: Người lao động
- KTV: Kỹ thuật viên
Trong đó có 2 khái niệm mà các bạn còn nhầm lẫn:
Phái cử: Đây là các công ty được Bộ LĐTBXH cấp phép hoạt động trong lĩnh vực du học và đưa người lao động đi XKLĐ tại nước ngoài
và
Nghiệp đoàn: Là các công ty quản lý thực tập sinh tại Nhật Bản
4. Ngoài mức lương chính người lao động còn có thêm thu nhập từ đâu?
Mức lương cơ bản mà 1 người lao động Việt Nam sang Nhật làm dao động từ 25 – 30 triệu vnđ (chưa tính giờ làm thêm)
⇒ Tim hiểu chi tiết mức lương xuất khẩu lao động Nhật Bản
Đối với người lao động khi đi XKLĐ tại Nhật Bản thì mức lương mang lại thu nhập cao không phải từ công việc ngày 8 tiếng mà từ những ngày làm thêm, tăng ca ngoài giờ. Bên cạnh đó Nhật lại là đất nước có nhiều ngày nghỉ ngày lễ nên cơ hội tăng ca, kiếm thêm thu nhập của người lao động lại càng cao.
5. Đi XKLĐ Nhật Bản người lao động cần đáp ứng những điều kiện gì?
Tùy thuộc vào ngành nghề, đặc thù công việc, vùng miền,… mà mỗi đơn hàng sẽ có những điều kiện cũng như yêu cầu khác nhau về người lao động. Tuy nhiên có 1 số điều kiện chung bắt buộc mà đơn hàng nào cũng có như:
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp cấp 2 trở lên
- Tình trạng sức khỏe: Tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm
- Ngoại hình: Nam từ 1,65m – 55kg, nữ từ 1,50m – 45kg
Ngoài ra còn có nhiều yêu cầu khác về giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm, tình trạng hôn nhân,…
⇒ Chi tiết hơn về điều kiện XKLĐ Nhật Bản
6. Các ngành nghề tiếp nhận lao động đi XKLĐ Nhật Bản
Từ năm 2020 Nhật Bản chính thức nới rộng từ 66 lên 77 ngành nghề được phép tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài, việc gia tăng ngành nghề mở ra cơ việc làm cho các lao động Việt. Đây cũng là lý do vì sao mà thị trường XKLĐ Nhật Bản luôn đứng đầu.
Cụ thể:
- Nông nghiệp: 2 nghề nông nghiệp trồng trọt và nông nghiệp chăn nuôi với 6 công việc chính: Nghề trồng rau quả trong nhà kính, làm ruộng, trồng rau, trồng cây ăn quả, nuôi lợn, nuôi gà, nuôi bò
- Ngư nghiệp: 2 nghề nghề cá đi tàu và nuôi trồng thủy sản với 9 công việc chính: Nghề đánh cá thả, đánh cá bằng lưới quăng, đánh cá bằng lưới rê, đánh cá bằng lưới đặt, đánh cá bằng lưới cố định, nghề nuôi trồng sò điệp,…
⇒ Gợi ý: Ngành nghề dễ trúng tuyển khi đi XKLĐ Nhật Bản
Tương tự như vậy, ngành xây dựng có 22 nghề với 33 công việc; ngành chế biến thực phẩm có 9 nghề với 14 công việc; ngàng dệt may có 13 nghề với 22 công việc; ngàng cơ khí kim loại có 15 nghề với 27 công việc; ngàng nghề khác có 13 nghề với 25 công việc.
7. Thi tuển XKLĐ Nhật Bản thế nào? Có khó không?
Các phần thi thưởng thấy trong buổi phỏng vấn đơn hàng XKLĐ Nhật Bản gồm:
- Test IQ
- Thi viết
- Thi nói
- Phỏng vấn trực tiếp
- Thi thể lực
- Thi tay nghề
Tùy mỗi đơn hàng khác nhau sẽ có những hình thức thi tuyển phù hợp khác nhau. Tỉ lệ chọi đơn hàng thường sẽ là 1/3. Do đó để nói là khó hay dễ còn phụ thuộc vào tiêu chí, năng lực của từng ứng viên.
8. Nhiều trường hợp lao động phải về nước giữa chừng – Vì sao?
Để đi XKLĐ Nhật Bản người lao động phải trải qua những điều kiện tuyển chọn cũng như những bài thi khắt khe. Sau đó phải kí hợp đồng rõ ràng và được sự thỏa thuận giữa 2 bên là chủ xí nghiệp và người lao động. Thế nhưng vẫn có không ít các trường hợp người lao động về nước giữa chừng. Nguyên nhân có thể là vì 1 số lý do sau:
- Điều kiện sức khỏe không đảm bảo
- Công việc không phù hợp
- Có những hành động trộm cắp tài sản nên bị trục xuất về nước
- Gây ảnh hưởng đến cộng đồng
- Đình công tại công xưởng
- Thu nhập không được như mong muốn
9. Lưu ý quan trọng khi lựa chọn công ty phái cử (công ty môi giới XKLĐ Nhật Bản)
Đây là điều bạn hết sức phải cẩn thận để chắc chắn rằng mình không bị lừa khi đăng ký tham XKLĐ Nhật Bản. Hãy chọn những công ty phái cử đáp ứng đầy đủ các yếu tố dưới đây nhé:
- Lựa chọn công ty có đầy đủ hồ sơ pháp lý là công ty đỡ đầu
- Công ty có số lượng xuất cảnh hàng năm lớn
- Liên hệ trực tiếp với công ty để được tư vấn
- Phỏng vấn trực tiếp với doanh nghiệp tiếp nhận
- Cảnh giác với công ty phí thấp
10. Visa kỹ năng đặc định mới ra đời – cơ hội làm việc với mức lương cao tại Nhật
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động ngày càng trầm trọng, ngày 8/12, Chính phủ Nhật đã chính thức thông qua 2 tư cách lao động dành riêng cho chương trình TTS Nhật Bản và bắt đầu có hiêụ lực vào tháng 4/2019 visa mới có tên gọi là visa kỹ năng đặc định (特定機能). So với visa lao động (技術・人文知識・国際業務) , thực tập sinh (技能実習生)hiện hành thì loại visa mới phạm vi ngành nghề được phép rộng hơn và các yêu cầu về bằng cấp, chuyên môn cũng được nới lỏng khá nhiều.
Chi tiết về loại visa mới này, người lao động có thể theo dõi tại BÀI VIẾT NÀY
Trên đây là những thông tin quan trọng nhất, hữu ích nhất dành cho những ai có ý định đi XKLĐ Nhật Bản trong thời gian này. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, đừng quên liên hệ với DINHAT theo số: 0987490716 hoặc để lại bình luận phía cuối bài viết. Chúc các bạn thành công!.