Lương cơ bản của người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2017

Mức lương cơ bản của người đi xuất khẩu lao động Nhật bản trong vài năm trở lại đây có rất nhiều thay đổi do tỷ giá đồng Yên biến động mạnh.

Từ đó, người lao động thường xuyên có những câu hỏi dạng: Mức lương cơ bản khi đi xuất khẩu lao động là bao nhiêu? Tổng thu nhập để ra sau khi trừ các khoản chi phí còn lại được bao nhiêu? Mức lương thay đổi như thế nào trong thời gian làm việc? Để giúp người lao động hiểu rõ hơn về vấn đề này, đội ngũ cán bộ công ty và ban quản trị ĐI NHẬT sẽ giải đáp rõ nhất những thông tin này.

1. Lương cơ bản ký là bao nhiêu?

Hiện tại, mức lương cơ bản mà người lao động được ký với xí nghiệp Nhật dao động trong khoảng 120.000 đến 150.000 Yên/tháng. Mức lương này gần như không thay đổi tại Nhật trong vài năm nay, mỗi năm vẫn tăng lên theo tỷ lệ nhất định tại từng vùng, tuy vậy con số thay đổi là không nhiều

*Lưu ý một chút vì đây là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được, cùng với vị trí công việc nhưng nếu là công nhân Nhật sẽ được trả cao hơn. Do vậy người lao động cũng không phải quá thắc mắc về mức thu nhập này và hoàn toàn yên tâm là sẽ được mức tối thiểu nằm trong khoảng này.

Tính theo tỷ giá tiền Yen thời điểm hiện tại (cuối năm 2016), 10.000 Yên ~ 2 triệu đồng. Theo tỷ giá này thì với mức lương như trên người lao động nhận được hàng tháng từ 24.000.000 – 30.000.000 vnđ (tương đương 1.100 – 1.400 USD/tháng).

dong-yen
Lương cơ bản của TTS nhận được ở khoảng 12 -> 15 man / tháng ~ 24 -> 30 triệu VNĐ

Lương của người lao động áp theo luật lao động Nhật Bản, mức lương này tính theo giờ làm việc, mỗi giờ nhận được từ 750 – 950 Yên/giờ. Yêu cầu 8 tiếng/ngày, mỗi tuần từ 40-44 tiếng.
Xem thêm: Bảng lương tối thiểu 1 giờ làm việc tại các vùng của Nhật Bản

2. Thực lĩnh người lao động nhận được bao nhiêu?

Thông thường khoản lương thực lĩnh của người lao động là lương cơ bản trừ đi 3 mục đầu tiên là: thuế, bảo hiểm, phí nội trú. Tiền ăn thì người lao động phải tự túc và làm thế nào để tiết kiệm nhất. Lương thực lĩnh người lao động nhận được từ 80.000 đến 110.000 Yên/tháng. (Lưu ý: Đây là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được).

Mỗi tháng, trung bình làm việc ở Nhật để ra được 20.000.000 đến 25.000.000 đồng. Đây là khoản thu nhập cao đối với lao động Việt Nam, tuy nhiên đây là thu nhập không tính làm thêm. Nếu có giờ làm thêm, thu nhập của người lao động sẽ rất tốt. Lương làm thêm tôi sẽ nói rõ hơn ở các bài khác.

Do công nhân người Nhật được trả lương rất cao, cao hơn nhiều so với mức lương họ tiếp nhận lao động Việt Nam, vì vậy mức thu nhập thực nhận của người lao động cũng khác và có thể đạt mức rất tốt.

Mức thu nhập phổ biến mà người lao động nhận được khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thông thường khoảng 25-35 triệu đồng/tháng.

3. Có được tăng lương theo thời gian làm việc không?

Thực chất lương dự tính do công ty môi giới thông báo trước khi người lao động phỏng vấn thường thấp hơn mức lương sau khi xí nghiệp tiếp nhận và ký kết. Tâm lý tuyển chọn của hầu hết các ông chủ xí nghiệp đều là “nếu anh có thể chấp nhận được mức lương dự kiến thấp thì các anh sẽ hài lòng và làm tốt hơn nếu được trả lương cao hơn, thay vì nói thẳng mức lương sẽ trả họ thường nói mức lương thấp hơn một chút”.

Việc tăng lương không có lộ trình cố định, cũng không có quy định nào về việc tăng lương, tùy thuộc vào chế độ từng công ty, tùy thuộc vào chất lượng người lao động mà xí nghiệp có xem xét tăng lương hay không. Có trường hợp người lao động được xí nghiệp Nhật tăng lương trong tháng làm việc thứ 3, nhiều xí nghiệp tăng liên tục theo quý, theo chất lượng công việc hoàn thành, thái độ và tính cảm người lao động.

4. Lương cơ bản của người lao động phụ thuộc vào những gì?

– Thay đổi theo khu vực: Các tỉnh khác nhau có mức lương cơ bản thường khác nhau, lương ở ngoại ô cũng thấp hơn trung tâm thành phố (thường thì lương cao đi kèm với chi phí ăn ở sinh hoạt lớn)

– Thay đổi theo đặc thù ngành nghề: Công việc có mức độ độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc lương sẽ cao hơn. VD: sơn cơ khí, đúc, hàn, dàn giáo, … thu nhập thường cao hơn mặt bằng chung

– Thay đổi theo tính chất công việc. Yêu cầu công việc càng cao thì thu nhập cũng cao hơn. VD: tiện, phay, bào, cơ khí chế tạo, mộc, … là những ngành có thu nhập tốt. Ngay cả trong ngành may: may công đoạn, may hoàn thiện, may thời trang cũng có thu nhập khác nhau

– Thay đổi theo khung lương xí nghiệp: Nhiều xí nghiệp bảo vệ lao động rất tốt, họ không muốn thu nhập của công nhân trong cùng xí nghiệp có sự chênh lệch quá lớn giữa người Nhật và người Việt, gây bất hòa hoặc tâm lý không tốt cho người lao động. Khi xí nghiệp trả lương sát với lương công nhân người Nhật, thu nhập sẽ rất cao.

5. Dự kiến trong các năm tới

Từ tháng 4/2012 đến nay, chính phủ Nhật có hướng phá giá đồng Yên để thúc đẩy sản xuất trong nước, khơi dậy nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn, điều này phần nào giúp nhu cầu tuyển dụng nhân lực tại các xí nghiệp Nhật tăng lên, công việc ổn định hơn. Chính vì vâỵ, việc đi Nhật làm việc dần trở lên dễ dàng đối với nhiều đối tượng lao động: các yếu tố như ngoại hình, độ tuổi, ngành nghề, trình độ văn hóa,… được nới rộng và hạ thấp gần như tối đa.

Tỷ giá đồng Yên/VNĐ hiện tại (tháng 11/2016) dự kiến đã là đáy và sẽ tăng dần trong năm 2015 cùng các năm tiếp theo, tạo thu nhập khi quy đổi gửi về nước tốt hơn.

Do nhu cầu thiếu hụt lao động, hiện tại nhiều xí nghiệp đã nâng mức lương cơ bản lên khá cao cho người lao động (từ 130.000 Yên trở lên), thời gian tới chắc chắn mức lương ký kết sẽ tiếp tục tăng do chênh lệnh giữa người Nhật và người Việt trong cùng vị trí ở xí nghiệp vẫn là một khoảng cách rộng.

Lưu ý thêm: Chi phí sinh hoạt và các khoản trừ vào lương

a, Thuế

Thuế thu nhập được xí nghiệp trừ thằng vào lương, mức thuế này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, lương thực lĩnh của Thực tập sinh trừ thuế khoảng 1000 – 1500 yên/tháng (có thể lên đến 2500 Yên/tháng).

b, Các loại bảo hiểm

Thực tập sinh được đóng 2 đến 3 loại bảo hiểm và tổng trừ khoảng 15.000 – 20.000 Yên/tháng. Được khám chữa bệnh định kỳ không mất phí, mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe Thực tập sinh có thể báo ngay cho xí nghiệp hoặc nghiệp đoàn quản lý để được đưa đi khám, chữa trị.

Sau khi hết hạn hợp đồng, Thực tập sinh được nhận lại các khoản trích từ bảo hiểm nhân thọ (gọi là tiền nenkin).

c, Phí nội trú + phí sửa chữa

Thông thường các Thực tập sinh sẽ ở tại nhà ở dành cho công nhân của xí nghiệp, hoặc một số xí nghiệp cấp cho các bạn có nhà riêng để, đôi khi là ở chung với chủ xí nghiệp nếu là xí nghiệp nhỏ. Mức phí nội trú này tùy theo hỗ trợ của xí nghiệp, có những xí nghiệp hỗ trợ các bạn hoàn toàn. Mức trừ thông thường là từ 0 – 20.000 Yên/tháng. Nếu bạn làm tại trung tâm thành phố thì mức này sẽ rất cao.

d, Tiền ăn, điện, nước, gas

Có đặc điểm là tiền điện, nước, gas ở Nhật Bản rất rẻ, nếu may mắn xí nghiệp sẽ hỗ trợ các bạn các khoản này. Lao động ngành nông nghiệp được hỗ trợ nhiều tiền ăn, do có thể chủ động được sản phẩm do chính mình làm ra. Nếu không được hỗ trợ, các bạn phải đóng mất 15.000 – 25.000 Yên/tháng.

e, Các khoản phụ phí khác

Có thể tùy theo đặc thù ngành nghề, theo vùng và xí nghiệp mà phát sinh thêm một vài khoản phí nhỏ khác không kể ở trên.

==> Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản 2017

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *