Thu nhập cao, chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiện đại… là những thứ mà chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản mang lại cho chúng ta. Thế nhưng phần lớn người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đều xuất thân từ vùng quê nghèo, kinh tế chưa phát tiển, nhận thức còn hạn hẹp. Cũng bởi vậy mà những rủi ro liên quan đến lừa đảo xuất khẩu lao động có thể xảy ra với họ bất cứ lúc nào.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản và những rủi ro
Lợi dụng sự kém hiểu biết, tiếp nhận thông tin chậm mà các đối tượng cò mồi, môi giới dễ dàng dở “thủ đoạn” nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người dân có nhu cầu được đi xuất khẩu lao động nước ngoài, đặc biệt là thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản . Để giúp người lao động hạn chế rủi ro cả về mặt tài chính lẫn thời gian và công sức, hôm nay https://dinhat.com sẽ gửi tới các bạn bài viết nói về những kiến thức cơ bản nhưng vô cùng cần thiết mà bạn cần lắm được trước khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?
Xuất khẩu lao động Nhật Bản thực chất là chương trình thực tập sinh kỹ năng. Đây là chương hợp tác lao động giữa hai nước Việt – Nhật, qua đó Nhật Bản sẽ tiếp nhận lao động nước Việt Nam chúng ta sang làm việc dạng lao động phổ thông.
Ứng viên sang Nhật Bản làm việc với visa thực tập sinh có thời hạn hợp đồng (1 năm và 3 năm). Khi trở thành thực tập sinh tại Nhật Bản, bạn không chỉ được làm việc hưởng lương mà còn được đào tạo cả về kiến thức chuyên môn và kĩ năng tiên tiến của Nhật. Sau khi về nước thì ngoài số tiền tích lũy được sau 3 năm làm việc, thực tập sinh còn được trau dồi kinh nghiệm nghề nghiệp rất nhiều và cơ hội kiếm việc làm sau khi về nước tại các công ty Nhật tại Việt Nam rất cao.
Chí phí để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là bao nhiêu?
Đây là vấn đề mà hầu hết ai cũng quan tâm, khi mà mỗi người sang Nhật Bản làm việc mà lại có mức chi phí bỏ ra khác nhau?. Đa phần những người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mà phải mất mức phí vượt ngưỡng cho phép quá lớn thì đều là đi qua môi giới hay còn được biết với tên gọi là “cò xuất khẩu lao động”.
Theo quy định của Bộ LĐTB & XH thuộc Cục quản lý lao động ngoài nước thì các công ty phái cử thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản không được phép thu phí dịch vụ vượt quá 3.600 USD/ hợp đồng làm việc 3 năm và không quá 1.200 USD/hợp đồng 1 năm.
Tuy nhiên ngoài số tiền phí dịch vụ, người lao động khi tham gia chương trình phải chi trả thêm 1 số khoản phí như phí đào tạo, nội trú, hồ sơ, khám sức khỏe… Để có được thông tin cụ thể hơn, các bạn có thể theo dõi bài viết: Chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản
Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ra sao? Có khắt khe không?
Người Nhật họ rất kỹ tính, chính vì thế mà việc họ lựa chọn lao động cũng sẽ khắt khe hơn đôi chút so với các thị trường khác như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…
Về cơ bản, điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm 4 tiêu chí chính đó là
– Điều kiện về độ tuổi: Độ tuổi để có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản từ 18-35 tuổi
– Sức khỏe: Khỏe mạnh, không xăm mình, không mắc các bệnh thuộc diện cấm xuất cảnh
– Trình độ học vấn: Tốt nghiệp THCS (cấp 2) trở lên hoặc tương đương
– Trình độ về tay nghề, kinh nghiệm làm việc: Một số đơn hàng yêu cầu lao động phải có tay nghề như: Mộc, May mặc, Hàn xì… Còn lại phần lớn các đơn hàng đều không yêu cầu tay nghề
Để biết cụ thể đơn về các tiêu chí trên, các bạn hãy đọc qua bài viết: Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất
Mức lương mà lao động nhận được khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là bao nhiêu?
Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản người lao động sẽ nhận được mức lương cơ bản khoảng 130.000 – 150.000 Yên/tháng ~ 26-30 triệu VNĐ. Tuy nhiên đây mới chỉ là lương cơ bản hàng tháng, chưa trừ các khoản chi phí sinh hoạt như: nhà ở, ăn uống, dịch vụ internet… Để biết cụ thể hơn về mức lương khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cụ thể là bao nhiêu?, trừ hết chi phí đi còn bỏ ra bao nhiêu/tháng… bạn có thể theo dõi ở bài viết: Mức lương thực tế khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Lưu ý một điều quan trọng, ngoài mức lương cơ bản hàng tháng như đã ký trong hợp đồng, lao động còn nhận được một khoản tiền không nhỏ nhờ vào những giờ làm thêm tăng ca. Chính vì lẽ đó mà bạn nên tìm hiểu kỹ đơn hàng, ưu tiên chọn những đơn hàng có nhiều giờ làm thêm tăng ca trong tháng để có thể kiếm thêm thu nhập cho mình.
Vấn đề bằng cấp không quá quan trọng khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Bằng cấp chỉ thực sự quan trọng khi bạn đi Nhật theo diện du học. Còn nếu đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì bạn hoàn toàn yên tâm. Nếu bạn chưa tốt nghiệp cấp THPT (Cấp 3) thì vẫn có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bình thường). Bởi người Nhật họ cần những người khỏe mạnh, chịu khó và làm được việc cho họ chứ họ không quá coi trọng bằng cấp của bạn. Điều này có nghĩa bằng cấp chỉ là để giải quyết khâu hồ sơ.
Bạn nên tham khảo bài viết: Không bằng cấp vẫn có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có khổ không?
Chúng tôi xin trả lời rằng khổ nhưng khổ đến đâu nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Bản lĩnh từng người, tính chất công việc, môi trường làm việc… Tuy nhiên hãy nhớ 1 điều, chúng ta sang đây là để kiếm tiền và phải chấp nhận đánh đổi bằng mồ hôi công sức. Thử hỏi, cùng với sức lao động đó mà bạn làm ở Việt Nam thì thu nhập của bạn là bao nhiều và ở Nhật là bao nhiêu. Đúng như câu nói mà chúng ta vẫn thường nghe: cái gì cũng có cái giá của nó”. Tóm lại đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có khổ không là do suy nghĩ của từng người, tại sao hiện nay có hàng chục ngàn người Việt Nam đang lao động, kiếm tiền tại Nhật Bản và con số này càng tăng lên? tại sao họ làm được mình lại không?
Đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm những ngành nghề gì?
Hiện nay chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản có 7 nhóm ngành nghề chính gồm: Cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản, xây dựng, may mặc, nông nghiệp, nhóm ngành nghề khác. Trong mỗi nhóm ngành nghề thì lại có nhiều công việc khác nhau ví dụ: Ngành xây dựng, trong ngành xây dựng sẽ có những công việc khác nhau của từng đơn hàng như: Xây trát, ốp lát, giàn giáo, cốp pha, đường ống vv…
Khi bạn đã có định hướng ngành nghề mà mình sẽ tham gia khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản rồi thì hãy tìm đơn hàng phù hợp nhất và đăng ký nhé. Tham khảo đơn hàng đang tuyển tại công ty chúng tôi ở mục: Đơn hàng XKLĐ Nhật Bản mới nhất năm 2019
Có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng không?
Xây dựng đặc thù công việc của nó là làm việc ngoài trời. Tất nhiên so sánh môi trường làm việc với các ngành nghề khác thì chúng ta thấy khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng sẽ thiệt thòi hơn. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ thì ngành xây dựng lại có rất nhiều ưu điểm mà có thể bạn không biết ví dụ:
– Được làm việc ngoài trời, không khí thoáng đãng.
– Công việc thoải mái, không liên tục, gò bó như làm việc dây chuyền.
– Có thể trò chuyện, trao đổi công việc trong giờ làm để cải thiện khả năng tiếng trong giờ làm việc, tư vấn.
– Tiếp cận với nhiều máy móc, dễ dàng phát triển chuyên môn lúc về nước.
– Thu nhập rất cao nếu vào đúng công ty nhiều việc, thi công công trình lớn…
Tóm lại, bất kể ngành nghề nào cũng có cái hay và cái dở riêng. Điều quan trọng bạn nhận ra được khả năng của mình đến đâu, mình phù hợp với công việc gì? mục đích của mình sang đây là để làm gì? Nếu bạn cũng có mục đích sang Nhật để kiếm tiền như những lao động khác thì tôi nghĩ đơn hàng nào lương cao, chế độ tốt, công việc đảm bảo là tôi theo.
Thông tin thêm cho bạn nào quan tâm: Cái nhìn khái quát về xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành xây dựng
Nên tham gia đơn hàng hợp đồng 1 năm hay 3 năm
Đây là câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên gặp, đặc biệt là những bạn vừa mới tốt nghiệp ra trường.
Đơn hàng đi Nhật 1 năm hay đơn hàng 3 năm cũng đều có những ưu điểm riêng. Và 2 điểm riêng biệt nhất của đơn hàng 1 năm và 3 năm là đơn hàng 1 năm thì phí rẻ chỉ bằng 1/3 đơn hàng 3 năm nhưng cơ hội làm việc, số tiền tích lũy của 1 năm thì có khi không bằng 1 nửa đơn hàng 3 năm.
Do đó, nếu bạn có kinh tế kém, muốn cải thiện kinh tế nhanh chóng, không đủ khả năng chuẩn bị 1 khoản tiền lớn để trang trải chi phí xuất khẩu lao động thì nên chọn đơn hàng đi Nhật 1 năm. Còn nếu bạn có thời gian, có khả năng hơn về tài chính, muốn tích lũy số tiền lớn sau khi về nước để làm ăn kinh doanh thì chắc chắn nên chọn đơn hàng đi Nhật dài hạn 3 năm.
Thi tuyển đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản cần phải đặt cọc?
Đúng, đây quy định chung của tất cả các công ty xuất khẩu lao động, số tiền đặt cọc của các công ty yêu cầu thường là 10 triệu. Số tiền này sẽ hoàn lại 100% nếu lao động thi trượt đơn hàng.
Tại sao lại có quy định phải đặt cọc thi tuyển: Rất đơn giản, nếu không nộp cọc thi tuyển thì sẽ không có sự ràng buộc giữa người lao động với công ty. Khi đã có tiền cọc thi tuyển người lao động sẽ có trách nhiệm với đơn hàng mà mình lựa chọn để thi tuyển. Từ đó, các công ty xuất khẩu lao động sẽ giảm tránh được sự rủi ro liên quan đến vấn đề người lao động bỏ dở – không có mặt trong buổi thi tuyển đơn hàng… xem chi tiết
Đã trúng tuyển đơn hàng, không đi nữa có lấy lại được tiền?
Có nhiều trường hợp vừa thi tuyển đơn hàng xong, được thông báo kết quả trúng tuyển nhưng lại phải bỏ dở không tham gia nữa bởi 1 số nguyên nhân khác nhau. Đối với những trường hợp này, người lao động thường lo lắng rằng mình có thể lấy lại được tiền không? lấy lại được bao nhiêu….
Theo thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong trường hợp người lao động tự ý hủy đơn hàng mà không có bất cứ lỗi gì từ công ty phái cử thì công ty phải hoàn trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động sẽ phải chịu các khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, tiền ăn, học tại trung tâm đào tạo, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa)… xem chi tiết
Có cách nào để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản miễn phí không?
Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với chi phí “0 đồng” bằng cách đăng ký tham gia chương trình IMJPAN. Đây là chương trình được Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐTB&XH trực tiếp triển khai thực hiện. Người lao động trúng tuyển sẽ tham gia các khóa đào tạo tại Cơ sở đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước trong thời gian từ 4 đến 8 tháng, phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của các công ty tiếp nhận. Tuy nhiên điều bất cập khi tham gia chương trình IM JAPAN này đó là người lao động sẽ phải chờ đợi rất lâu vì hồ sơ đăng ký đang tồn đọng rất nhiều. Bên cạnh đó, trong trường hợp được tiếp nhận thì người lao động gần như không được lựa chọn đơn hàng, công việc theo nguyện vọng giống như việc đăng ký đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại các công ty phái cử (công ty xuất khẩu lao động) mà phải đi theo sự xắp sếp của Trung tâm lao động ngoài nước.
Các bạn có thể xem hướng dẫn đăng ký tham gia chương trình này tại bài viết: Hướng dẫn đăng ký đi xuất khẩu lao động Nhật Bản miễn phí năm 2019
(bài viết được cập nhật liên tục)
Toi khong co bang cap muon di xuat khau lao dong nhat abn