So với các quốc gia trong khu vực như: Trung Quốc, Philippines, Lào… thì người lao động Việt Nam vẫn phải chịu mức chi phí đi xuất khẩu lao động cao nhất. Lý do gì khiến các công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam lại thu mức phí cao như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam hiện nay
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2017, hơn 134.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc. Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả rập Xê-út và Malaysia là những điểm đến hàng đầu của lao động Việt Nam.
Một nghiên cứu gần đây của ILO cũng cho biết, 76% người lao động Việt Nam sang làm việc ở Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan phải chịu một số hình thức vi phạm quyền lao động và tiếp cận rất hạn chế với các biện pháp khắc phục pháp lý trong thời gian làm việc ở đó. Rất ít người tham gia vào các tổ chức công đoàn tại nơi đến làm việc.
So với người lao động các nước khác, lao động Việt Nam phải trả nhiều tiền hơn để đi làm việc ở nước ngoài và phải vay mượn để thanh toán cho những khoản chi phí này, dễ bị rơi vào lệ thuộc vì nợ nần và buôn bán người.
Đây cũng chính là thực trạng khiến cho tỉ lệ lao động Việt Nam tại Nhật bỏ trốn ngày càng tăng cao.
=> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký đi Nhật miễn phí năm 21018
Thực trạng thu phí tại các công ty XKLĐ hiện nay
Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, từ đầu năm 2018 đến nay, Bộ đã tiến hành thanh tra, xử phạt các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổng số tiền xử phạt là 490 triệu đồng.
Trước đó, năm 2016 và 2017, cơ quan này đã thanh, kiểm tra hơn 60 doanh nghiệp, thu hồi giấy phép và đình chỉ hoạt động của 11 doanh nghiệp, xử phạt 31 doanh nghiệp. Tổng số tiền phạt từ năm 2016 đến hết năm 2017 là gần 4 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, thông qua công tác thanh tra doanh nghiệp xuất khẩu lao động phát hiện sai phạm phổ biến nhất là việc thu phí đối với người lao động vượt quá mức quy định ở nhiều thị trường lao động, đặc biệt là thị trường Đài Loan (Trung Quốc).
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, để tăng cường quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động, cơ quan này đã ban hành các quy định cụ thể về mức chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, như: phí môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ.
Bên cạn đó, thông tin cụ thể về chi phí để đi làm việc theo các hợp đồng được Bộ LĐ-TB&XH thẩm định cũng đã được đăng tải và cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về vốn, nhân sự, cơ sở vật chất,… mới được phép hoạt động trong lĩnh vực này. Tính đến 29-5-2018 có 328 doanh nghiệp được cấp giấy phép. Các doanh nghiệp phần lớn có trụ sở chính tại Hà Nội và TP HCM.
Nguyên nhân nào khiến lao động bị thu phí cao khi đi XKLĐ?
Hầu hết trên thị trường hiện nay các công ty đều đưa ra một mức phí khác nhau khiến người lao động bị “loạn thông tin”. Có công ty chỉ từ 100-120 triệu nhưng lại có công ty 200-250 triệu. Vậy lý do ở đây là gì?
– Thu phí đặt cọc chống trốn: Các công ty có thể thu tiền cọc chống trốn với lao động với mức cọc từ 2000-4000$. Tuy nhiên hiện nay, Bộ lao động đã nghiêm cấm thu loại phí này nên lao động phải thực sự lưu ý.
– Đi qua môi giới: Nếu đi qua môi giới, lao động phải chi thêm khoản tiền môi giới được xem là “hoa hồng” trích cho các trung gian. Số tiền này ít hay nhiều phụ thuộc vào từng môi giới khác nhau.
– Phí đơn hàng cao: Phí đơn hàng là khoản tiền để “kiếm” được đơn hàng về cho lao động thi tuyển và xuất cảnh làm việc bao gồm tiền thuê nhân công, tiền phí dịch vụ phát sinh, vé máy bay,…cũng như các khoản phí xí nghiệp sang Việt Nam xem thi tuyển. Phí đơn hàng sẽ tùy thuộc vào từng công ty. Tuy nhiên bạn nên nắm rõ được những khoản phí chi tiết tránh phát sinh sau này.
=> Xem thêm: Các công ty xuất khẩu lao động được cấp phép hoạt động