Hướng dẫn thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật dành cho kỹ sư

Như các bạn đã biết, nếu làm việc tại Nhật với visa diện kỹ sư thì chúng ta hoàn toàn có thể bảo lãnh người thân sang Nhật. Vậy thủ tục để các kỹ sư bảo lãnh người thân sang Nhật như thế nào?, liệu có khó khăn hay không?. Bài viết này, dinhat.com sẽ hướng dẫn các bạn có thể hoàn thành mọi thủ tục để có thể đón người thân sang Nhật.

Thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật dành cho các kỹ sư

Thực chất các kỹ sư có 2 lựa chọn khi bảo lãnh người thân sang Nhật.

  • Bảo lãnh người thân sang Nhật ngắn hạn: đi chơi, du lịch, thăm thân (dưới 3 tháng)
  • Bảo lãnh sang sinh sống dài hạn

Việc các kỹ sư bảo lãnh người thân sang chơi, thăm thân, du lịch (ngắn hạn) thì hết sức đơn giản, chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn rồi, các bạn có thể xem lại tại đây.

Thế nên bài viết này chúng tôi hướng dẫn các kỹ sư bảo lãnh người thân sang sinh sống dài hạn tại Nhật.

I. Điều kiện bảo lãnh vợ/người thân sang Nhật sống dài hạn khi bạn là một kỹ sư

Khả năng tài chính của người bảo lãnh là điều kiện quan trọng nhất để xét duyệt visa . Khi muốn bảo lãnh người thân sang Nhật thì người bảo lãnh cần chứng minh được mình có đủ khả năng tài chính để lo cho người thân sống tại Nhật. Như vậy trong bồ hồ sơ trình cục thì không thể thiếu những giấy tờ chứng minh tài chính như: bảng lương, sổ ngân hàng…

Người bảo lãnh cần xin tư cách lưu trú (COE) cho người được bảo lãnh.

II. Hồ sơ bảo lãnh người thân sang Nhật 

Phía Việt Nam cần chuẩn bị

1. Đơn xin cấp tư cách lưu trú (在留資格認定証明書交付申請書) – 1 bản

– Download mẫu đơn tại: http://www.moj.go.jp/ONLINE/IMMIGRATION/16-1-1.html. Mục 10.

2. Ảnh 3x4cm (写真) – 1 ảnh: Để dán vào đơn

3. Giấy chứng nhận kết hôn (婚姻届受証明書) – 1 bản : Bản copy, kèm bản dịch tiếng Nhật

(Dành cho trường hợp người được bảo lãnh là vợ/chồng để xác nhận mối quan hệ vợ chồng).

4. Giấy khai sinh (出生証明書) – 1 bản (Bản copy, kèm bản dịch tiếng Nhật)

(Dành cho trường hợp người được bảo lãnh là con. Để xác nhận mối quan hệ Bố/mẹ và con).

5. Copy hộ chiếu của người được bảo lãnh (旅券のコピー) 1 bản

6. Ảnh chụp chung (写真): Có mặt của cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh. (Không bắt buộc nhưng để đạt kết quả visa cao nhất thì các bạn cũng nên chuẩn bị loại ảnh này).

Phía người bảo lãnh bên Nhật Bản cần chuẩn bị

1. Copy thẻ tư cách lưu trú (在留カードのコピー) – 1 bản

2. Copy hộ chiếu (旅券のコピー) – 1 bản

3. Giấy xác nhận cư trú (住民票) – 1 bản: Xin tại Tòa thị chính thành phố, quận, cửa tiếp dân tại khu mình sống (市役所・区役所・住民窓口で取得)

4. Giấy xác nhận đang làm việc tại Nhật hoặc Copy Giấy phép đăng ký kinh doanh đối với người đang kinh doanh tại Nhật (在職証明書又は営業許可書の写し) – 1 bản: Xin tại công ty nơi bạn đang làm việc.

5. Giấy xác nhận thuế, đóng thuế (住民税の課税証明書及び納税証明書) – 1 bản: Xin tại Tòa thị chính thành phố, quận (市役所・区役所で取得)

– Trường hợp ở Nhật chưa đủ 1 năm, chưa xin được giấy này thì thay thế bằng: Giấy xác nhận thu nhập, bảng lương (賃金台帳・給料明細)- 1 bản: Xin tại công ty nơi bạn đang làm việc.

6. Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng (銀行口座の残高証明書)- 1 bản: Xin tại ngân hàng nơi bạn có tài khoản.

7. Phong bì thư trả kết quả có ghi sẵn địa chỉ người nhận và dán sẵn tem 392 yên mua tại bưu điện 返信用封筒(定形封筒に宛先を明記の上,392円分の切手(簡易書留用)を貼付したもの

III. Địa điểm làm thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, người bảo lãnh đến cục xuất nhập cảnh hoặc văn phòng quản lý xuất nhập cảnh để nộp hồ sơ (入国管理局及び入国管理局の出張所) ở tỉnh, tình phố nơi bạn sống.

Bạn có thể tham khảo các địa điểm nộp hồ sơ tại http://www.immi-moj.go.jp/soshiki/

IV. Những lưu ý khi bảo lãnh người thân sang Nhật

1. Trong trường hợp hồ sơ không có vấn đề thì sau 01 tháng bạn sẽ nhận được tư cách lưu trú cho người được bảo lãnh. Còn hồ sơ bị thiếu thì có thể kéo dài đến 02 hoặc 03 tháng. Nếu như thông tin của người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh khai trong hồ sơ không chính xác hoặc có vấn đề thì sẽ bị từ chối cấp tư cách lưu trú.

2. Khi người được bảo lãnh nhận được hồ sơ, giấy tờ cần thiết từ người bảo lãnh gửi từ Nhật về thì cần kiểm tra lại một lần nữa xem có thiếu giấy tờ gì không. Tiếp đó người được bảo lãnh cần lên Đại sứ quán (tại Việt Nam) để nộp hồ sơ xin cấp visa vào Nhật Bản. Mọi thông tin khai trong tờ khai xin cấp visa cần phải trùng khớp với thông tin xin cấp tư cách lưu trú. Nếu người được bảo lãnh chưa biết cách khai thông tin vào tờ khai xin cấp visa, bạn có thể xem hướng dẫn tại đây

3. Người sống tại Nhật bằng “Visa gia đình” muốn đi làm việc cần phải làm thủ tục để xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú -「資格外活動の許可. Khi được chấp nhận thì sẽ được làm việc 28h/ 1 tuần (làm thêm).

4. Người sống tại Nhật bằng “Visa gia đình” muốn đi làm việc bình thường thì cần phải tìm được việc làm, ký hợp đồng lao động và làm thủ tục xin đổi “Visa gia đình” sang “Visa lao động”.

5. Thời gian visa sống tại Nhật của người được bảo lãnh phụ thuộc và giống như thời gian visa của người bão lãnh.

7. Trường hợp bảo lãnh sang sống cùng bằng “Visa gia đình” chỉ có thể bảo lãnh được vợ/chồng/con.

Như vậy chúng tôi đã hướng dẫn cho các bạn cách để có thể bảo lãnh người thân sang Nhật trong trường hợp người bảo lãnh là kỹ sư làm việc tại Nhật. Nếu bạn đọc còn có điều gì thắc mắc, xin vui lòng để lại câu hỏi phía dưới bài viết để chúng tôi phản hồi sớm nhất. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *