6 ý nghĩ sai lầm của người lao động về xuất khẩu lao động Nhật Bản

“Xuất khẩu lao động Nhật Bản” cụm từ này không còn xa lạ gì đối với người dân trên cả nước ta. Tuy nhiên phần lớn người lao động khi có ý định tham gia chương trình này đều không tiếp cận những thông chính xác mà chỉ tiếp nhận được những thông tin “truyền miệng”. Cũng chính vì vậy mà nhiều người lao động lại có những ý nghĩ sai lầm, lệch lạc về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Dưới đây là một số ý nghĩ sai lầm phổ biến, thường gặp nhất.

6 ý nghĩ sai lầm của người lao động về xuất khẩu lao động Nhật Bản

1. Không nên tham gia đơn hàng xây dựng vì lương thấp

Thực tế: Cho dù là đơn hàng công xưởng hay đơn hàng xây dựng đều phụ thuộc rất nhiều vào công ty, xí nghiệp tiếp nhận lao động. Rất nhiều đơn hàng xây dựng người lao động có thu nhập hàng tháng lên đến gần 40 triệu vì việc làm thêm nhiều, ngược lại đơn hàng công xưởng chỉ khoảng 30 triệu đổ lại do ít việc làm thêm. Hơn nữa nhu cầu lao động làm xây dựng ở Nhật hiện nay rất cao nên những lao động tham gia đơn hàng ngành nghề này được hưởng rất nhiều chế độ phúc lợi tốt và có nhiều giờ làm thêm. Tuy nhiên đơn hàng xây dựng có nhược điểm lớn nhất đó là đặc thù công việc phải làm việc ngoài trời, vất vả.

2. Đi đơn hàng công xưởng vì công việc nhàn hạ

Thực tế: Chúng ta cần định hướng rõ rằng mình đi xuất khẩu lao động là để làm việc kiếm tiền chứ không phải đi chơi hay đi du lịch. Chính vì vậy khi sang Nhật Bản làm việc sẽ không có khái niệm “việc nhẹ lương cao”. Khái niệm việc nhẹ lương cao có chăng chỉ có ở Việt Nam mà chúng ta tự suy diễn ra. Đúng là Nhật Bản họ trả công cho người lao động rất cao nhưng bù lại người lao động phải đánh đổi bằng sự nỗ lực, công sức của chính bản thân.

3. Đơn hàng có lương cơ bản cao là đơn hàng tốt

Thực tế: Đơn hàng tốt không được đánh giá chỉ dựa vào mức lương cơ bản người lao động hàng tháng mà nó còn dựa vào nhiều yếu tố khác như: lương thực lĩnh, chế độ đãi ngộ, điều kiện ăn ở, tính chất công việc,việc làm thêm,…

4. Đơn hàng ngắn hạn 1 năm bay nhanh hơn

Thực tế: Cho dù bạn tham gia đơn hàng đi Nhật 1 năm hay đơn hàng dài hạn 3 năm thì vẫn phải tuân thủ quy định của chính phủ về việc cấp visa, đó là người lao động phải được đào tạo ngoại ngữ từ 4-6 tháng sau trúng tuyển đơn hàng mới có thể xuất cảnh.

5. Điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản rất khắt khe

Thực tế: Đúng là trước kia để đi xuất khẩu lao động thì các ứng viên phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí khắt khe của đối tác Nhật Bản liên quan đến sức khỏe, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc… Tuy nhiên kể đầu năm 2017 để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng, Nhật Bản đã phần nào nới lỏng điều kiện nhập cảnh cho các lao động ngoài nước đến quốc gia này làm việc. Cũng chính vì vậy mà điều kiện để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn đọc cũng có thể theo dõi chi tiết về điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản trong BÀI VIẾT NÀY

6. Công ty nào phí thấp là công ty đó uy tín

Thực tế: Điều này hoàn toàn sai lầm. Để đánh giá một công ty xuất khẩu lao động uy tín hay không chúng ta phải xét trên rất nhiều tiêu chí khác nhau như: số lượng lao động xuất cảnh hàng năm, số lượng đơn hàng tiếp nhận hàng tháng, môi trường đào tạo học viên, đối tác phía Nhật Bản mà công ty đó làm việc… Và cũng bạn cũng nên hiểu rằng “không có mặt hàng nào vừa Ngon lại vừa Bổ và vừa Rẻ” trong thời đại này cả.

Đúc kết: Có khoảng trên 90% người lao động vẫn có những ý nghĩ hoàn toàn sai lầm về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản. Đừng vội đi xuất khẩu lao động Nhật Bản khi chưa thực sự hiểu về nó. Đừng nghe về xuất khẩu lao động bằng tai mà hãy nhìn bằng mắt.

Chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *