Nét đặc trưng trong không gian trà đạo

Nhắc tới văn hóa Nhật Bản, người ta khó thể nào không biết tới trà đạo – một đặc nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống của xứ sở hoa anh đào. Cách thưởng thức trà đạo cũng không hề đơn giản, để thưởng thức được một tách trà ngon thì ngoài yếu tố nguyên liệu và cách pha chế thì không gian cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu của trà đạo. Hôm nay Dinhat.com xin chia sẻ cho bạn đọc một số thông tin về không gian trà đạo Nhật Bản

Trà thất

Đây là một căn phòng nhỏ dành phục vụ cho việc uống trà, trà thất còn có tên gọi khác là “nhà không”, được thiết kế mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Cảnh sắc trong vườn không lòe loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự yên tĩnh. Trong khu vườn bố trí một vài nét chấm phá tạo nên ấn tượng về một thung lũng hay cảnh núi non thanh bình. Nó như một bức tranh thủy mặc được Kobiri Emshiu mô tả

Một chòm cây mùa hạ,
một nét biển xa,
một vừng trăng chiếu mờ nhạt.

Trên con đường dẫn đến trà thất có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta rửa tay trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu nhất:

Tôi nhìn ra,
không có hoa,
cũng không có lá.
Trên bờ biển,
một chòi tranh đứng trơ trọi,
trong ánh nắng nhạt chiều thu.

tra-that

Mới thoạt nhìn ngôi nhà ai cũng nghĩ nó không chắc chắn, và cân đối. Nhưng đối với thiền sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Ðiều thiết yếu là ngôi trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Lối vào nhà nhỏ và thấp đến nỗi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống trong vẻ khiêm cung, thậm chí vị samurai luôn luôn mang theo cây kiếm bên mình cũng phải để lại nó ở bên ngoài. Bước vào phòng trà là một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ mà chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.

Tokonoma

Được thiết kế hơi thụt vào trong so với vác tường. Tokonoma là một trong bốn nhân tố tạo nên phòng khách chính của một căn nhà “tokonoma” ám chỉ góc phòng thụt vào hoặc căn phòng có góc như titlenó. Có một vài dấu hiệu để biết đâu là Tokonoma. Thông thường, có một khu vực để treo tranh hoặc một bức thư pháp, hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình. Bạn có thể nhìn thấy một hộp hương trầm. Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở Tokonoma tuỳ từng mùa hoặc ngày lễ gần nhất. Khi bước vào một trà thất, bạn thường quỳ và ngắm Tokonoma một lát. Bạn cũng có thể nói về các vật được trưng bày. Thiền gây ảnh hưởng đến Tokonoma lẫn Chabana… chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.

Chabana

Chabana

 

Chabana là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hoá Ikebana. “Cha”, theo nghĩa đen là Trà và “ban” là biến âm của từ hana có nghĩa là hoa. Phong cách của Chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất. Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa. Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm tráng men hoặc không tráng men cho đến tre, thuỷ tinh và các vật liệu khác. Khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên.

Kakejiku

Kakejiku là một tác phẩm title bằng tranh treo trên tường ở Kotonoma, hay còn gọi là thư pháp. Thư pháp có thể là một bức tranh, có thể là một câu nói mang ý nghĩa nào đó như “Bình thường tâm là đạo”, hoặc đơn giản chỉ là một chữ “vô”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *