Xuất khẩu lao động Nhật Bản mà bỏ trốn ra ngoài bị xử phạt thế nào?

Vấn nạn lao động đi xuất khẩu lao động bỏ trốn ra ngoài để làm việc không còn là điều mới mẻ đặc biệt là hai quốc gia Hàn Quốc và Đài Loan. Mặc dù số lượng lao động bỏ trốn ra ngoài tại Nhật Bản không nhiều nhưng cũng phần nào làm ảnh hưởng đến dây truyền sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp cũng như sự uy tín của người Việt Nam trong mắt người Nhật.

Để dăn đe đối với những lao động có ý định bỏ trốn ra ngoài làm việc , luật Nhật Bản và Việt Nam đã có những điều chỉnh tăng mức xử phạt đối với lao động bỏ trốn lên cao hơn. Ngoài việc phạt dăn đe ra, một trong những biện pháp làm giảm tỉ lệ bỏ trốn của lao động nước ngoài đó là giáo dục huấn luyện về tư tưởng đạo đức ngay từ bước đào tạo.

Xử phạt với số tiền lên tới 100 triệu đồng

Đây là nội dung Nghị định 95 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Những trường hợp bị xử phạt thuộc 3 nhóm: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; Nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng. Hình thức xử phạt là phạt tiền 80-100 triệu đồng. Ngoài ra, người lao động vi phạm còn bị cấm đi làm việc ở nước ngoài từ 2-5 năm.

Theo thông tư hướng dẫn thi hành nghị định này, nếu quyết định xử phạt không thể giao trực tiếp cho người vi phạm thì sẽ được niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi cư trú của người bị xử phạt trước khi đi làm việc ở nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi đã ra quyết định xử phạt và được gửi cho gia đình người bị xử phạt hoặc người bảo lãnh (nếu có).

Trường hợp người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành thì có thể bị cưỡng chế thi hành. Số tiền phạt được chuyển vào kho bạc Nhà nước.

Trước đó, thời điểm bắt đầu xử phạt đã được lui từ 10/1 đến 10/3. Lý do vì có nhiều lao động có nguyện vọng về nước nhưng không kịp về đúng hạn bởi nguyên nhân khách quan.

Thực tế, trong 2 tháng qua, số lao động về nước tiếp tục tăng cao, có những địa phương lao động về nước lên tới hàng trăm người. Chưa có số liệu thống kê đầy đủ, nhưng theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội, gần 3.000 lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã về nước. Tại Đài Loan, trong tháng 12/2013 đã có 1.300 lao động đăng ký về nước.

Luật điều chỉnh mức xử phạt

Theo thông báo của cảnh sát Nhật bản chỉ trong một năm trở lại đây, số lượng lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản bỏ trốn bị bắt đã lên tới hàng trăm người. Hiện nay chính phủ Nhật Bản đang thắt chặt quản lý, truy bắt tu nghiệp sinh nước ngoài bỏ trốn như: cấm các hộ gia đình cho thuê nhà ở, các công ty thuê, tiếp nhận. Nếu vi phậm sẽ bị phạt lên đến hơn 3 triệu yên trên 1 trường hợp bỏ trốn.

Phạt hành chính các chủ hộ gia đình người Nhật nếu bao che hoặc tiếp nhận lao động chui bất hợp pháp (Ảnh minh họa)

Một trong số những biện pháp mà Chính Phủ Nhật Bản áp dụng hiện nay là cấm các hộ gia đình Nhật Bản cho TNS nước ngoài bỏ trốn thuê nhà, cấm các công ty kinh doanh tiếp nhận những người này.

Ngoài ra, phạt TNS bỏ trốn hơn 3.000.000 yên (tương đương khoảng gần 500 triệu đồng) nếu vi phạm những điều trên.

Ông Tsuyoshi Yoneyama, Ban Các vấn đề lao động ngoài nước – Cục An ninh việc làm Nhật Bản từng cho biết, trong số những người phải làm thủ tục bắt về nước vì vi phạm luật xuất nhập quốc tịch tại Nhật Bản thì có 34.325 người làm việc bất hợp pháp, chiếm 74,8% trên tổng số.

Đại đa số những người vi phạm Luật Xuất nhập quốc là các đối tượng làm việc bất hợp pháp như xây dựng, công nhân, chiêu đãi viên, tiếp viên, phục vụ nhà hàng, quán rượu, thợ nấu ăn…

Theo Bộ Lao động và An sinh xã hội Nhật Bản, đối với LĐ bất hợp pháp, cần phải tăng cường kiểm soát các nhà môi giới và chủ doanh nghiệp bất lương, có những biện pháp xử lý xác đáng, giúp và hướng dẫn cho chủ DN hiểu biết rõ hơn.

Từ lâu, Nhật Bản luôn là thị trường lao động cao cấp hấp dẫn LĐ nhiều nước trên thế giới, nhất là là các nước thuộc khu vực châu Á như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Philipine và Việt Nam. Hàng năm, Nhật Bản tiếp nhận khoảng 60.000 LĐ từ nhiều nước sang tu nghiệp trong các ngành nghề kỹ thuật.

Theo Cục Quản lý lao động nước ngoài, mỗi năm có khoảng 1.500 – 2.000 LĐ Việt Nam sang học nghề tại Nhật. Đến nay, sau 12 năm thực hiện chương trình “Phái cử và tiếp nhận TNS nước ngoài tu nghiệp tại Nhật Bản”, đã có gần 20.000 TNS Việt Nam sang Nhật Bản học tập. Chủ yếu ở các ngành nghề như dệt may, xây dựng…

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thị Hằng từng cho biết, qua các buổi làm việc với một số cơ quan chức năng của Nhật Bản, họ đánh giá cao chất lượng học tập, làm việc của TNS Việt Nam và ủng hộ việc mở rộng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực trao đổi, đào tạo L.Đ

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia XKLĐ, hiện Việt Nam vẫn chưa khai thác tốt thị trường Nhật Bản vốn nhiều tiềm năng và thu nhập cao. Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng cũng thừa nhận, phía Việt Nam còn một số bất cập trong các khâu tuyển chọn, đào tạo LĐ trước khi cử sang Nhật Bản. Bên cạnh đó, khâu quản lý lao động ở nước ngoài chưa được chặt chẽ dẫn đến hiện tượng nhiều TNS vi phạm hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc.

Khoảng 50.000 lao động Việt Nam đang bỏ trốn, cư trú, làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài, đông nhất là Hàn Quốc và Đài Loan, mỗi thị trường khoảng 15.000 người; kế đến là Malaysia, Nhật Bản… Riêng năm 2014, lượng người lao động tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng là hơn 3.500 người.

Theo: Người Việt xa xứ

Xem thêm: 

One comment

  1. Nguyễn yến

    Anh mình trốn ra ngoài làm khi còn đang trong hợp đồng bên nhật, giờ bị bắt lại. Đến nay là 3 tháng r. Nhưng k có tin tức hay liên lạc được với anh. Hiênj tại gia đình mình đang rất lo. K biết phai như thế nào nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *