Quản lý chặt hơn thị trường xuất khẩu lao động

Tính đến nay, nguồn lao động đang làm việc tại nước ngoài (một phần trong đó thông qua hình thức xuất khâu lao động) bình quân gửi về khoảng hơn 100tr/năm. Xấp xỉ 500.000 người đã đem lại lượng kiều hối khổng lồ góp phần xây dựng đất nước. Nước ta vẫn là nước có mức thu nhập trung bình thấp, mong muốn sang các nước phát triển làm việc, tích góp vốn là nguyện vọng của không ít người lao động. Vậy thị trường xuất khẩu lao động trong các năm tới sẽ đi theo chiều hướng nào?

Quản lý chặt những thị trường lao động truyền thống
Hiện tại, chúng ta vẫn tập trung hầu hết vào các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia. Nhiều thị trường mới đã bắt đầu triển khai như: thị trường XKLĐ Trung Đông đang có dấu hiệu khôi phục trở lại sau năm 2013 khá trầm lắng, vào đầu năm 2014. Đối với các nước ở khu vực châu Phi và Trung Đông, Việt Nam sẽ ký kết thỏa thuận cấp Bộ trong một số lĩnh vực với Angola và Arab Saudi để tạo điều kiện phát triển việc làm an toàn cho lao động Việt Nam.

Đài Loan hiện tại nhận nguồn lao động Việt Nam là chính, đây vẫn là thị trường xuất khẩu lao động số 1 của nước ta và đây cũng là thị trường đang được quan tâm nhất từ các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, từ phía người lao động vẫn còn một bộ phận không nhỏ trốn ra ngoài làm việc khi chưa hết hợp đồng, thậm chí nhiều trường hợp trốn ngay tại sân bay

Hàn Quốc là thị trường được cho là tốt nhất đối với lao động Việt Nam, tuy nhiên việc quản lý lại gặp nhiều khó khăn. Việc tiếp tục nhận lao động mới còn phụ nhiều vào tình trạng trốn của các lớp lao động cũ. Cơ quan chức năng đang đã làm nhiều biện pháp từ cứng rắn đến mềm mỏng, động viên lao động cư trú bất hợp pháp về nước. Nếu Hàn Quốc mở lại, đây tiếp tục là thị trường trọng điểm của Xuất khẩu lao động
Thị trường Nhật Bản vẫn đang phát triển khá bền vững, tương lai sẽ tiếp nhận nhiều hơn lao động Việt Nam. Hiện tượng lao động bỏ trốn cũng giảm bớt do xí nghiệp Nhật Bản bị quản lý rất chặt, cấm tiếp nhận lao động bất hợp pháp. Nhưng một tệ nạn rất lớn là tình trạng ăn cắp là quá phổ biến đối với lao động tại đây

Hội nghị xuất khẩu lao động châu Á Thái Bình Dương

Hội nghị mạng lưới lao động châu Á – Thái Bình Dương diễn ra tại Hà Nội năm 2006

Tìm kiếm thị trường tiếp nhận lao động mới
Cơ quan chức năng đang xúc tiến ký thỏa thuận với các thị trường được cho là mới tinh như Đức, Thái Lan,… Có thể trong năm 2014 chúng ta không trông cậy nhiều vào những thị trường mới này nhưng những năm tới đây, nếu triển khai tốt thì cơ hội sẽ rộng hơn đối với người lao động

Các thị trường như Hòa Kỳ và Canada cũng đã được một số xí nghiệp triển khai, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn về chất lượng lao động (ngoại ngữ, ngoại hình, tay nghề,…) và khâu thủ tục xin visa
Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục mở thêm một số thị trường mới ở châu Âu như Slovakia, Bungaria, Rumania, Ba Lan… là những nơi cần lao động có nghề, có triển vọng phát triển nếu Việt Nam có nguồn lao động phù hợp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng đã bắt đầu đưa lao động hái quả thời vụ sang làm việc tại Phần Lan, Thụy Điển, tuy nhiên, số lượng chưa nhiều.

Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu

Các thị trường mới và một số thị trường cũ là xuất khẩu lao động Nhật Bản và Hàn Quốc gặp rào cản lớn là người lao động Việt Nam vẫn thường phá bỏ hợp đồng sau khi đến hạn về nước – tức cố tình ở lại cư trú bất hợp pháp. Để nâng cao chất lượng lao động, Bộ lao động đã có nhiều phương án mạnh tay: nộp phạt hành chính cao nhất đến 5000USD, người lao động mới trước khi nhập cảnh được phổ biến về xử phạt hành chính, có hợp đồng cam kết, ký quỹ cao nhất lên tới 3000USD

Hành lang pháp lý mới sẽ là tiền đề cho việc quản lý lao động ngoài nước được chặt chẽ hơn, nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động, hạn chế tối đa rủi ro cho chính bản thân người lao động, xí nghiệp tiếp nhận và mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước tiếp nhận.

Đình Hoàng sưu tầm