Nhật Bản tiến hành ra quân truy quét lao động bất hợp pháp

Trong những ngày đầu của tháng 6/2017. Tại các vùng cả miền Bắc lẫn miền Nam Nhật Bản có nhiều lao động nước ngoài làm việc sinh sống, các cơ quan cảnh sát liên ngành Nhật Bản bất ngờ triển khai truy quét lao động bất hợp pháp trên diện rộng.

Tin từ truyền hình NHK

Tại các điểm công cộng như ga tàu, siêu thị, bến xe buss… cảnh sát Nhật Bản tiến hành kiểm tra giấy tờ tùy thân của những người bị nghi ngờ là lao động bất hợp pháp. Đối với các đối tượng sử dụng ô tô phi pháp nếu bị phát hiện, các lực lượng chức năng sẽ theo dõi và kiểm tra tại nơi cư trú để kiểm tra chỗ ở và các đương sự có liên quan, với mục đích giam giữ đc nhiều người phạm pháp . Được biết, theo thống kê mới nhất trong những ngày đầu ra quân đã có 150 người Việt Nam đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản bỏ trốn ra ngoài bị bắt tại Nhật Bản.

Hai người Việt Nam lao động bất hợp pháp tại Nhật bị cảnh sát bắt giữ

Xem thêm: Tu nghiệp sinh Việt Nam: Nhức nhối nạn bỏ trốn

Hiện nay, các đội truy quét liên ngành, bao gồm: Bộ Việc làm và Lao động, Bộ Tư pháp và Cảnh sát quốc gia đã tăng cường mức độ truy quét lên mức cao hơn về tần suất cũng như phạm vi địa lý tại tất cả các địa phương. Các chiến dịch này sẽ tiếp tục được duy trì và nhằm vào các khu vực có đông người nước ngoài, các nhà máy, công trường được xác định là đang sử dụng lao động bất hợp pháp. Những động thái này cũng nhằm để răn đe, ngăn chặn một lượng lớn lao động làm việc  sẽ hết hạn hợp đồng trong những tháng đầu năm 2016 có ý định ở lại làm việc trái phép tại Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Sở Lao động tại Tokyo, Osaka, Nagoya, Hokkaido… cũng tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra các công ty đang tuyển dụng người lao động nước ngoài, trong đó, tập trung vào doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, xây dựng bị nghi đang tuyển dụng người lao động bất hợp pháp, nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và đảm bảo việc các doanh nghiệp và người lao động tuân thủ các quy định của hợp đồng.

Theo một nguồn tìn từ cơ quan xuất nhập cảnh Nhật Bản, các lực lượng chức năng của cơ quan này đã có các hình thức nhằm khuyến khích các tin báo người bất hợp pháp từ người địa phương và cả trong nội bộ cộng đồng. Điều này đã giúp tăng hiệu quả công tác của các cơ quan này, và việc tiến hành kiểm tra không còn là ngẫu nhiên mà có địa chỉ chi tiết . Đồng thời cơ quan này cũng đã đẩy mạnh việc giám sát trên mạng Internet nhằm theo dõi các hành vi vi phạm pháp luật như chuyển tiền, mua bán xe ô tô, môi giới việc làm cho lao động nước khác bất hợp pháp để có giải pháp xử lý.

Tình hình truy quét bất hợp pháp tại Nhật Bản đang bắt đầu quay trở lại và càng bí mật hơn..mới đây tại một công ty lắp ráp điện thoại di động tại thành phố Tokyo, trong khi các công nhân nước ngoài đang bước xuống xe để chuẩn bị vào làm thì xe cảnh sát xuất hiện hỏi giấy tờ và yêu cầu những ai không xuất trình giấy tờ lên xe.ngoài ra chuẩn bị những ngày tới đây việc truy quét bất hợp pháp sẽ diễn ra từ tháng 6 đến cuối tháng 7 mỗi tuần sẽ có 4 ngày cảnh sát theo các tuyến đường mà xe hay đưa đón công nhân.tại các địa điểm như siêu thị bán đồ nước ngoài.bến xe và các khu chợ hay tập chung nhiều người nước ngoài….lưu ý các bạn bất hợp pháp không nên tiếp chuyện với người lạ khi đi trên đường nhiều khi những người cố tình hỏi này nọ sẽ là tay trong cho cảnh sát…trong thời gian gần cuối tháng các bạn nếu không có việc hệ trọng thì đừng nên ra ngoài tránh nhiều việc không hay.sống tại đất nước xa lạ chúng ta không thể đoán trước được đều gì sẽ xảy ra với mình.ăn may vào sự may mắn của mỗi người.ad và các anh chị admin khác hy vọng rằng những đều may mắn sẽ đến với mọi người.hãy cẩn trọng mọi điều phòng bệnh trước hơn là bệnh rồi mới chữa..

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp Nhật Bản, chỉ tính từ ngày 01/02 đến ngày 02/06/2015, đã có 20.000 người nước ngoài cư trú bất hợp pháp bị trục xuất và 4.470 người tự nguyện về nước, chủ yếu là người Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan và Nepal; nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động bất hợp pháp đã bị phạt với số tiền phạt tối đa lên tới 1 man.

Đồng thời với việc tiến hành truy quét, xử phạt và trục xuất, Bộ Tư pháp Nhật Bản đã ban hành chính sách cho phép đăng ký tự nguyện về nước để được hưởng các chính sách khoan hồng như: không bị xử phạt tiền; miễn, giảm thời gian cấm nhập cảnh Nhật Bản xuống còn tối đa 02 năm (nếu bị bắt thì thời gian cấm nhập cảnh tối đa là 10 năm), được về nước trong danh dự (không bị cưỡng chế, áp giải…). Với thủ tục đăng ký về nước đơn giản, người lao động chỉ cần chuẩn bị hộ chiếu hoặc giấy thông hành, mua vé máy bay và đến khai báo tại Văn phòng xuất nhập cảnh tại sân bay vào ngày xuất cảnh.

Phối hợp với phía Nhật Bản trong việc thống nhất chính sách đối với đối tượng này nhằm khuyến khích những họ tự nguyện về nước, Chính phủ Việt Nam đã quyết định miễn xử phạt cho những người lao động đang cư trú trái và làm việc trái phép tại Nhật Bản tự nguyện về nước trong thời gian từ ngày 01/01/2017 bao gồm cả những người đã bị ban hành quyết định xử phạt. Như vậy, trong bối cảnh phía Nhật Bản đang đẩy mạnh việc bắt giữ, xử phạt thì chính sách “miễn xử phạt kép” đang được thực hiện ở cả hai quốc gia đang tạo cơ hội thuận lợi để người lao động bất hợp pháp tự nguyện về nước.

Đại sứ quán Việt Nam sẽ tạo các điều kiện hỗ trợ những người lao động bất hợp pháp đăng ký tự nguyện về nước như: hỗ trợ cấp giấy thông hành, hướng dẫn các thủ tục, thông tin về trong nước danh sách những người tự nguyện về nước để miễn xử phạt, hủy quyết định xử phạt.

Xem thêm: Nhảy việc ở Nhật Bản: rủi ro là gì? lương có tăng?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *