Nhật Bản sẽ là thị trường xuất khẩu lao động số 1 Việt Nam

Theo thống kê từ Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH cho tới tháng 11/2017 cả nước ta đã có trên 100.000 người đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Trong đó Nhật Bản và Đài Loan vẫn là 2 thị trường đúng đầu về số lượng người tham gia. 

Cũng theo đánh giá từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2018 sẽ là có thêm nhiều cơ hội mới cho người lao động đặc biệt là đối với thị trường Nhật Bản bởi những chính sách mới được ban hành từ quốc gia này. Cụ thể:

– Tăng lương cho lao động nước ngoài làm việc tại Nhật Bản: Cụ thể, từ ngày 01/01/2018, mức lương cơ bản của người lao động tăng từ  789 yên/giờ lên 823 yên/giờ. Quyết định này được áp dụng cho tất cả lao động làm việc tại 47 tỉnh Nhật Bản.

– Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản:  Hiện tại, hầu hết các công ty xuất khẩu lao động đều bỏ khoản tiền bỏ cọc chống trốn. Nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho người lao động và giúp người lao động yên tâm hơn khi làm việc tại Nhật. Đặc biệt là giảm tỷ lệ bỏ trốn ra ngoài làm việc, ăn cắp nhằm mục đích hoàn vốn nhanh.

– Gia hạn thêm thời gian làm việc tại Nhật tối đa lên 5 năm: Quyết định này áp dụng cho tất cả thực tập sinh đang làm việc tại Nhật Bản.

– Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2018, đa dạng ngành nghề: Hiện tại, phần lớn lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thuộc các ngành nghề lao động phổ thông như cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm, may mặc, nông nghiệp, xây dựng,…Sang năm 2018, Nhật Bản mở rộng thêm nhiều ngành nghề đòi hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật như công nghệ thông tin, cơ khí, điều dưỡng – hộ lý,…

Lo ngại vấn đề bổ trốn

Ngày càng nhiều người dân có nhu cầu đi xuất khẩu lao động thì càng xuất hiện thêm những vấn đề đề tiêu cực, nổi bật nhất vẫn là vấn đề lao động bỏ trốn ra ngoài. Theo thống kê mới nhất, tỉ lệ lao động Việt Nam tại Nhật bỏ trốn ra ngoài làm trái phép có chiều hướng tăng cao. Hiện tại, tỷ lệ lao động bỏ trốn tại Nhật Bản khoảng 3%. Chính phủ Nhật Bản từng tuyên bố, nểu tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn quá 5% thì sẽ ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho lao động Việt.

=>Xem thêm: Bỏ trốn ra ngoài ở Nhật Bản sẽ bị xử lý như thế nào?

Để giải quyết vấn đề này, Cục Quản lý lao động ngoài nước – LĐTB&XH đã có những biện pháp mạnh, cứng rắn đối với những đơn vị có chắc năng đưa người đi xuất khẩu lao động. Ngày  6/11/2017, Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH đã thu hồi giấy phép hoạt động của 46 doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Lý do vi phạm quy định trong Luật lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời siết chặt hơn trong công tác quản lý và cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp tuyển chọn và đào tạo lao động đi xuất khẩu lao động.

=> Xem thêm: Danh sách công ty xuất khẩu lao động bị thu hồi giấy phép, tạm ngừng hoạt động

Đề cao cảnh giác, tránh bị lừa đảo xuất khẩu lao động

Lợi dụng nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người dân, nhiều công ty ma được thành lập nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Chỉ vì thiếu hiểu biết, không được tiếp cận thông tin kịp thời mà nhiều người phải bán nhà để trả nợ ngân hàng vì chót đóng tiền cho các “cò mồi” xuất khẩu lao động.

Chính vì vậy, người lao động trước khi quyết định tham gia tại bất cứ công ty xuất khẩu lao động nào cũng cần tìm hiểu thông tin thật kỹ càng và chỉ nên đi qua những công ty được cấp giấy phép đưa người đi xuất khẩu lao động của Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH.

Các bạn cũng có thể tra cứu thông tin các doanh nghiệp hiện đang được cấp phép tại đường link:

https://dinhat.com/lao-dong-viec-lam/danh-sach-cong-ty-dua-thuc-tap-sinh-di-nhat-ban-xkld-nhat-ban.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *