Lừa đảo người đi xuất khẩu lao động “dễ đến không tưởng”

Trong thời gian gần đây, những câu chuyện xoay quanh đến chủ đề lừa đảo xuất khẩu lao động được người dân bàn tán xôn xao, và một con số đáng ngạc nhiên đó là chỉ tiếng riêng từ đầu năm tới nay đã có trên 200 vụ lừa đảo xuất khẩu lao động xảy ra trên cả nước ta, đây là con số lớn hơn nhiều so với những năm trước.

lua-dao-xuat-khau-lao-dong-tang-manh
Các vụ lừa đảo XKLĐ ngày một tăng, nạn nhân chủ yêu là người dân nghèo, vùng nông thôn miền núi

Trên 200 vụ lừa đảo này mới chỉ là những vụ được cơ quan có chức năng điều tra, phát hiện đồng nghĩa với việc còn "rất rất" nhiều vụ lừa đảo xuất khẩu lao động nữa chưa được phơi bày ra ánh sáng. Một điểm chung của các vụ lừa đảo đó là những đối tượng lừa đảo thường tự nhận mình là anh em, con cháu  hoặc người thân của trưởng phòng, giám đốc  trong một công ty xuất khẩu lao động nào đó. 

Thủ đoạn lừa đảo tinh vi đánh thẳng vào tâm lý người dân

Với những thủ đoạn, mánh khóe chúng ngang nhiên làm giả giấy tờ, hợp đồng cũng như đăng tin tuyển dụng lao động đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài, đặc biệt là thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bảnxuất khẩu lao động Đài Loan
 
Sau đó chúng sẽ vẽ ra những con đường trải toàn màu hồng, với những mức thu nhập cao, chi phí thấp khiến người lao động dễ dàng tin tưởng và nộp tiền cho chúng mà không chút nghi ngờ. Khi đã nhận được tiền, chúng sẵn sàng lặn mất tăm hoặc chày cối khất lần trì hoãn thời gian đi xuất cảnh của người lao động
 
Đại đa số người dân đi xuất khẩu lao động đều là hộ nghèo nên việc vay lãi ngân hàng là chuyện vô cùng dễ hiểu,  chính vì thế họ sẽ rơi vào hoành cảnh đã nghèo lại thêm nợ lãi chồng chất .Nhiều nhà cắm cả sổ đỏ thửa đất, ngôi nhà đang ở cho ngân hàng để lấy tiền đi XKLĐ nhưng bị chúng lừa đảo, chiếm đoạt mất.

Lý do khiến người lao động dễ dàng bị lừa

Lý do nào khiến những kẻ lừa đảo thực hiện hành vi một cách dễ dàng như vậy? Có mấy lý do sau đây: Thứ nhất chúng hiểu tâm lý muốn đổi đời của người lao động, muốn ra nước ngoài làm việc một thời gian, với hy vọng thay đổi cuộc sống do đó chúng sử dụng những lời lẽ như "rót mật vào tai" để lấy được lòng tin của người lao động. Thứ hai, đối tượng bọn chúng nhắm đến thường là những lao động nghèo ở vùng xâu, vùng xa, miền núi nông thôn. Ở những nơi này, người lao động thường thiếu thông tin, hiểu biết, lại vô cùng nhẹ dạ cả tin.

Để giảm bớt tình trạng lùa đảo XKLĐ, nhiều địa phương đã có những biện pháp tuyên truyền để người dân nắm bắt được những thông tin về thị trường XKLĐ, tránh bị những kẻ xấu lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *