Tiền chống trốn (tiền cọc) khi đi xuất khẩu lao động là gì?

Rất nhiều bạn đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, được cán bộ của công ty XKLĐ tư vấn về các khoản chi phí thì có chung thắc mắc khoản tiền cọc chống trốn là gì? Và bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nắm rõ nguyên nhân vì sao lại có khoản tiền này.

Tình trạng lao động xuất khẩu khi đi làm việc ở nước ngoài bỏ trốn ra ngoàn khiến các công ty xuất khẩu lao động phải đau đầu cũng như ảnh hưởng rất lớn đến sự uy tín của công ty. Để hạn chế tình trạng này nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động yêu cầu thực tập sinh phải cam kết không bỏ trốn trong thời gian làm việc ở nước ngoài bằng việc đóng một khoản phí chống trốn hay còn gọi là tiền đặt cọc.

Tiền chống trốn là gì?

Như đã được đề cập ở trên, tiền chống trốn là khoản tiền mà người lao động nộp vào ngân hàng có cam kết với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Nhật Bản về việc hoàn thành hết hợp đồng lao động và không trốn ra ngoài làm thêm bất hợp pháp.

Tiền chống trốn và những mặt tiêu cực

Mức phí khi thu tiền chống trốn hiện nay được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động yêu cầu khoảng 3000$, một khoản tiền khá lớn để người lao động và doanh nghiệp có thể ràng buộc trách nhiệm. Khoản tiền này sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng theo quy định của nhà nước và sẽ được trả lại sau khi hoàn thành hợp đồng giữa lao động và doanh nghiệp. Số tiền được trả lại khi người lao động đã hoàn thành hợp đồng bao gồm tiền đã đóng với doanh nghiệp + số tiền lãi gửi ở ngân hàng.

Tuy nhiên, có không ít những kẻ xấu đã lợi dụng việc không nắm rõ luật về tiền chống trốn để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động. Không chỉ có vậy với số tiền chống trốn khá lớn, có một vài doanh nghiệp thậm chí còn “mở đường” cho lao động bỏ trốn để lấy khoản tiền đặt cọc của lao động.

Nhật Bản đưa ra luật cấm thu tiền chống trốn

Với nhiều tiêu cực xảy ra, vào cuối năm 2010 phía Nhật Bản đã cấm doanh nghiệp thu tiền chống trốn của thực tập sinh kỹ năng đi Nhật Bản. Đây có thể xem như tin mừng đối với những ai muốn đi Nhật làm việc  bởi sẽ không phải chuẩn bị một khoản chi phí lớn ban đâu nhưng lại là nỗi lo của rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Sau luật cấm thu tiền chống trốn, doanh nghiệp Việt Nam xử lý ra sao?

Sau khi luật này được phía Nhật Bản ban hành, rất nhiều công ty xuất khẩu lao động lung túng không biết làm thế nào, khi đó người lao động sẽ không bị ràng buộc nếu như bỏ trốn, còn phía doanh nghiệp XKLĐ sẽ mất đi uy tín với các doanh nghiệp Nhật.

Chính vì vậy, để hạn chế việc lao động bỏ chốn, các công ty vẫn ngầm thỏa thuận với người lao động về việc thu phí chống trốn. Vì vậy nếu các doanh nghiệp yêu cầu bạn về khoản tiền này thì cũng nên hiểu vì sao họ lại làm như vậy vì uy tín của doanh nghiệp được đặt lên vai chính các bạn đi lao động nước ngoài.

Bởi vậy, chúng tôi khuyên tất cả người lao động nên tuân thủ đúng hợp đồng không chỉ có lợi cho bản thân mà còn tạo dựng được uy tín và dần thay đổi bộ mặt của lao động Việt Nam ở nước ngoài. Từ đó chính các bạn sẽ bớt đi được phần nào gánh nặng kinh tế cũng như có thể điều kiện cho nhiều lao động khác có cơ hội dễ dàng hơn khi muốn tham gia lao động nước ngoài.

Chú ý: Khi tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản tại công ty chúng tôi, người lao động sẽ không phải nộp tiền chống trốn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *