Tổng 66 ngành nghề xuất khẩu lao động sang Nhật Bản

Theo đánh giá của Tổ chức JITCO, so với các nước, lao động Việt Nam đã phát huy có hiệu quả chương trình tu nghiệp. Sau khi về nước, phần lớn số này đã trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Thực tế cũng chứng minh, so với người lao động đi làm việc tại các thị trường khác, người lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có nhiều lợi thế hơn khi trở về nước. Theo Nghiên cứu lao động trở về nước sau khi đi làm việc ở nước ngoài của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), người lao động đi làm việc tại Nhật Bản có mức tích lũy cao và ổn định nhất, sau 3 năm làm việc mức tích lũy bình quân là 720 triệu đồng/người. Ý thức của người lao động trở về từ Nhật Bản cũng được đánh giá rất cao, phần lớn sau khi về nước đều tuân thủ đầy đủ các quy định về thanh lý hợp đồng.

nhat-ban-thi-truong-xuat-khau-lao-dong-so-mot

Cũng nhờ có tích lũy khá và nhận thức được nâng cao trong quá trình làm việc tại Nhật Bản, một bộ phận nhất định lao động trở về từ thị trường này đã không tìm việc làm ngay mà tiếp tục học lên để nâng cao trình độ chiếm 7,41% trong tổng số lao động trở về từ Nhật Bản). Trong khi đó, chỉ một số rất ít lao động ở các thị trường khác tiếp tục đi học sau khi về nước.

Bên cạnh đó, có đến 46,71% lao động đi làm việc tại Nhật Bản khi về nước có mức thu nhập từ việc làm hiện tại tương đối tốt (từ trên 3-10 triệu đồng/tháng trở lên). Số lao động được ký hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội hiện cũng tập trung chủ yếu vào những lao động đi Nhật trở về nước

qưe2 456

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *