Để tránh bị lừa khi đi xuất khẩu lao động

Muốn đổi đời nhờ lao động Nhật Bản nói riêng và xuất khẩu lao động nói chung mà không muốn gặp phải tình trạng tiền mất tật mang. Hãy lưu ý đến những vấn đề dưới đây nhé.

SONY DSC
Tìm hiểu kỹ càng trước khi tham gia tại bất cứ doanh nghiệp xuất khẩu lao động nào 

1. Những quy định và thủ tục cần biết

Về phía doanh nghiệp:  Nếu tuyển chọn lao động ở các đơn vị, địa phương khác thì doanh nghiệp phải xuất trình giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động với đơn vị cung cấp lao động hoặc sở LĐTB&XH sở tại. Trước khi tuyển chọn, doanh nghiệp phải có thông báo công khai tại trụ sở và địa bàn tuyển chọn về các yêu cầu giới tính, tuổi đời… của người lao động. Doanh nghiệp phải trực tiếp tuyển chọn và phải tổ chức các khóa đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động…

Về phía người lao động: Phải hoàn thành sơ cá nhân và nộp cho các công ty xuất khẩu lao động theo yêu cầu, gồm đơn xin đi làm việc ở nước ngoài, sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương, giấy chứng nhận sức khỏe, hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài theo mẫu quy định. Người lao động có quyền được doanh nghiệp xuất khẩu lao động cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về việc làm, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, tiền thưởng và những thông tin cần thiết khác…

+> Lương cơ bản của người đi xuất khẩu lao động Nhật bản

Người lao động được quyền ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động ở nước ngoài. Người lao động được chuyển thu nhập bằng ngoại tệ và thiết bị, nguyên liệu về nước để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo những vi phạm hợp đồng lao động của doanh nghiệp xuất khẩu lao động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại về những vi phạm hợp đồng của người sử dụng lao động nước ngoài…

Nhận diện công ty lừa đảo

Cần thận trọng khi tiếp xúc với các công ty TNHH tự xưng có dịch vụ xuất khẩu lao động. Vì hiện nay, trong số 15 doanh nghiệp chuyên doanh và 141 doanh nghiệp được bổ sung chức năng xuất khẩu lao động được Bộ LĐTB&XH cấp phép, chỉ có 3 công ty TNHH (ở Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM). Một trong những chiêu của công ty lừa là nhận “bao” làm hộ chiếu.

+> Lừa đảo xuất khẩu lao động dễ đến không tưởng

Trên thực tế việc làm hộ chiếu là vô cùng đơn giản, chi với lệ phí khoảng 200.000 đồng. Thế nhưng các “congtylua” này lại lấy hộ chiếu ra làm bùa nhử cho người lao động, gióng lên rằng sắp xuất ngoại rồi. Thực ra, để được xuất lao động còn phải làm nhiều thủ tục pháp lý khác. Người lao động nên chủ động yêu cầu công ty xuất khẩu lao động ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài trực tiếp với mình. Trong hợp đồng làm việc tại nước ngoài phải ghi rõ ràng nơi làm việc cũng như tên của doanh nghiệp tiếp nhận. Những công ty không có đầu xuất cụ thể thường lảng tránh không ghi mục nào vào trong hợp đồng.

Để chắc chắn hơn, người lao động có thể tìm hiểu xem công ty này có hợp đồng tiếp nhận lao động của công ty, công trường ở nước ngoài không. Nếu trong hợp đồng ghi: “Bên A (công ty ký hợp đồng với người lao động) cung ứng cho công ty X hoặc Y…” thì không nên ký hợp đồng nữa. Vì thực chất, bên A đó chỉ là “cò” đi dụ người lao động bán lại cho “cotylua” khác. Đào tạo, giá dục định hướng cho người lao động trước khi xuất khẩu lao động là yêu cầu bắt buộc và vô cùng quan trọng trong quy trình xuất khẩu lao động. Hiện nay, chỉ riêng TP HCM đã có hàng trăm trung tâm, cơ sở tự trương bảng, biển nhận đào tạo người đi xuất khẩu lao động, thế nhưng thực chất chỉ có 6 trường đạt chuẩn, được Cục Quản lý lao động với nước ngoài công nhận. Tuy nhiên, để không bị lừa đảo cách tốt nhất là tìm hiểu thông tin tại sở LĐTB&XH.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *