Văn hóa xếp hàng của người Nhật Bản

Đối với các nước trên thế giới, việc xếp hàng đợi đến lượt gây cảm giác khó chịu nhưng đối với người Nhật Bản  việc xếp hàng được tuân thủ rất nghiêm túc, họ không hề cảm thấy khó chịu vì điều đó. Có những người dân ở đây phát biểu xếp hàng là văn hóa Nhật Bản đang trân trọng. 

van-hoa-xep-hang-cua-nguoi-Nhat

Vào những ngày cuối tháng 3 tôi cùng một số đoàn du khách khác tới Tokyo ngắm hoa anh đào, đối với người Nhật chúng tôi được coi là thượng đế, vậy mà họ lại để thượng đế phải xếp hàng?

Sự khó chịu đầu tiên đến với chúng tôi là lúc đi ăn sáng, chúng tôi không được vào quán luôn mà phải xếp hàng đứng đợi ở cửa, một lúc  thì chúng tôi thấy có một phụ nữ đi ra và hỏi nhóm chúng tôi có mấy người sau đó quay vào. Khoảng 5 phút sau ngươi phụ ấy đi ra mời chúng tôi vào quán. Chúng tôi được đưa vào một bạn đã được dọn dẹp sạch sẽ, bàn lớn vừa đủ cho số lượng người của nhóm chúng tôi. Vậy là chúng tôi được phục vụ chu đáo sau khoảng 15p chờ đợi

nhatban1

Hôm đó quán không đông khiến tôi thắc mắc về việc phải xếp hàng chờ đợi của mình, sau khi tìm hiểu ra thì tôi mới biết họ làm vậy để dễ dàng kiểm soát số lượng khách, để phục vụ khách hàng một cách chu đáo.

Sự khó chịu tột đình của chúng tôi về việc xếp hàng có lẽ là vào buổi sáng hôm sau khi mà chúng tôi đi thăm quan khu Disneyland. Muốn vào cổng chúng tôi phải xếp hàng, tham gia trò chơi phải xếp hàng. Khi tới khu chơi trò “Cướp biển Caribê” là một hàng dài ngoằng những người đang xếp hàng, sau khoảng 15p xếp hàng chúng tôi thấy trước mặt có tấm biển ghi "xếp hàng 60 phút tính từ điểm này" tôi thậm chí muốn ngất xỉu, thật sự là quá bực mình, trong khi tôi nhìn xung quanh thì thấy người khác không hề có vẻ đang tức giận giống tôi, hồ vẫn cười đùa nói chuyện thoải mái, tận hưởng thời gian xếp hàng. Tôi tự nhủ sẽ rút kinh nghiệm khi chơi các trò chơi sau bằng cách nhìn tấm biển thời gian xếp hạng của họ nhưng ngoài 90p, 120, 150p ra thì tôi không thấy tấm biển nào có thời gian chờ dưới 60p cả.

Nhà vệ sinh cũng phải xếp hàng là điểu dĩ nhiên. Tại các nhà vệ sinh ở Nhật Bản có cả nhân viên ăn mặc chuyên nghiệp hướng dẫn cho bạn. Bạn phải xếp hàng chờ đợi khi nào có nhà vệ sinh trống thì nhân viên sẽ tươi cười mời bạn vào. 

Tới bữa ăn trưa. Một hàng dài đứng trước quầy tự phục vụ để chờ gọi thức ăn, sau khi trả tiền, mọi người lại xếp hàng để nhận thức ăn, sau đó ra khu vực bàn ăn để xếp hàng nhận chỗ. Ăn xong, mỗi người phải tự thu dọn khu vực của mình, đặt tất cả muỗng nĩa, ly tách đã dùng vào một cái khay và xếp hàng để bỏ tất cả vào thùng rác để kết thúc quy trình ăn trưa.

Sau một ngày đi chơi ở Disneyland chúng tôi chỉ đủ thời gian xếp hàng để chơi 2 trò chơi, mua chút nước và dùng bữa ăn trưa. Thật ngao ngán  khi lúc ra về chúng tôi lại bắt gặp cảnh mọi người xếp hàng để chờ mua bắp rang chúng tôi lo lắng không biết mình phải xếp hàng để ra khỏi cổng không nữa. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi về Nhật Bản, một xa hội quy củ, mọi người nghiêm chỉnh chấp hành không một chút khó chịu

Trong đầu tôi bỗng nảy ra một suy nghĩ, liệu đây có phải là bí quyết, tình thần của ngươi Nhật Bản, giúp họ vươn dậy, vượt qua thảm họa của bom nguyên tử và thiệt hại sau chiến tranh và trở thành một nước phát triển có nền kinh tế mạnh mẽ.

Tôi chợt hiểu ra nguyên nhân của cái cảm giác khó chịu như bị ức chế của mình khi xếp hàng. Tôi không lớn lên và không thuộc nền văn hóa Nhật Bản. Tôi đến từ một nền văn hóa quá khác biệt, khác biệt đến nỗi những chuyện sau đây có thể xem là nghịch lý ở đất nước tôi, nhưng lại là những điều bình thường đối với người dân ở đất nước sứ xở hoa anh đào này.

Khi đi trên đường phố Nhật Bản bạn rất khó để tìm thấy một thùng rác công cộng  và cũng rất khó khăn để tìm thấy một cọng rác ở Nhật Bản. Điều này các bạn cảm thấy nó rất nghịch lý đúng không. Vậy mà nó hoàn toàn có thật ở Nhật Bản, đây chính là văn hóa đem rác về nhà.

Sau chuyến đi này tôi chỉ diễn tả được cảm xúc của mình bằng 2 từ " kinh ngạc " và " khâm phục ". Tôi kinh ngạc bởi những gì mình đã tận mắt chứng kiến và khâm phục cái tinh thần và văn hóa Nhật Bản. Tôi lại tự đặt ra cho mình câu hỏi, không biết người Nhật Bản rèn luyện, thực hiện tinh thần ấy bằng cách nào? Liệu chúng ta có thể học hỏi theo họ được hay không?

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *