Giáo dục ở Nhật Bản – Cách dạy làm người

Peter Frankl một nhà toán học người Do Thái sau hơn 20 năm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản đã phải thét lên rằng ông vô cùng ngưỡng mộ người Nhật và cách giáo dục của họ. Trẻ em  ở Nhật Bản được cha mẹ giáo dục dạy bảo rất lễ phép. Chúng được dạy cách cảm ơn tới cha mẹ, thầy cô những người ngày đêm lao động để cho chúng có những bữa ăn ngon miệng, cuộc sống tươi đẹp.

anh-2

Trẻ em Nhật Bản tự dùng khăn lau người.

Nhờ có cách giáo dục đạo đức con người tốt mà đất nước Nhật Bản phát triển kinh tế một cách thần kì chỉ trong thời gian ngắn, được cả thế giới khâm phục.

Nhật Bản người ta không chỉ giáo dục đạo đức cho con trẻ từ trường học mà còn bởi xã hội xung quanh chúng. Khi con trẻ đến trường chúng được giáo dục đạo đức từ tất cả các môn học chứ không chỉ riêng môn tương tự Giáo dục công dân. Chúng được rèn luyện đạo đức trong các hoạt động hàng ngày như nói lời cảm ơn cha mẹ, giúp đỡ người khác, dọn dẹp vệ sinh trường lớp vv…

Các bậc phụ huynh Nhật Bản đã hướng dẫn con em mình biết chăm sóc vật nuôi, cây trồng ngay từ khi chúng còn học tiểu học kể cả trong thời gian nghỉ hè, việc này giúp gắn kết con trẻ với bộ môn khoa học, dần hình thành trong chúng sự gần gũi với thiên nhiên, động vật, yêu mến cuộc sống.

Trẻ bắt buộc phải tham gia vào các câu lạc bộ từ cấp II để rèn luyện cách hoạt động nhóm, có trách nhiệm khi làm việc tập thể.  Khi tham gia các cậu lạc bộ trẻ còn tạo ra được các mối quan hệ mới, trao dồi thêm được nhiều kĩ năng giao tiếp, ứng xử.

japan-school

Chương trình giáo dục đạo đức của người Nhật xác định mục đích là rèn luyện cho học sinh chứ không phải là học thuộc lý thuyết, lấy điểm cao  trên lớp. Người Nhật cũng không áp dụng tất cả kiến thức mà họ đọc được vào để dạy con cái mà họ lựa chọn ra những điều cơ bản, thiết thực nhất để dạy bảo con cái của họ.

Hệ quả của việc giáo dục đạo đức tốt đã được chứng minh bằng ý thức của người Nhật hiện nay, ví dụ đi đường thấy vòi nước công cộng đang chảy mà không ai dùng họ tự động ngắt, thấy điện sáng, quạt chạy không ai ngồi tự động tắt điện ngay. Bạn nào đi du học Nhật hoặc đã từng đi Nhật làm việc rồi chắc cũng hay bắt gặp những trường hợp tương tự như vậy.

Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội mà giáo dục ở Nhật Bản có hiệu quả rất cao. Đây là điều mà các nước trên thế giới cần học hỏi nhất là các nước đang trên đà phát triển như Việt Nam chúng ta.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *