Chất lượng người đi xuất khẩu lao động ngày càng tốt

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG: Năm 2016, với những thuận lợi và thách thức mới, việc duy trì các thị trường truyền thống; mở rộng những thị trường có thu nhập cao tiếp tục là mục tiêu được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng đến.

xuat khau lao dong 2016

Mong muốn được  làm việc tại một đất nước tiềm năng với ngành nghề ưa thích, có chế độ tốt và mức thu nhập cao, anh Phùng Đình Vượng ở Chương Mỹ- Hà Nội đã chọn thị trường lao động tại Hàn Quốc để làm việc trong thời gian tới.

Anh Vượng chia sẻ: Tôi mong muốn tìm được công việc ở các nước phát triển, và có nguồn thu nhập ổn định, có nguồn thu nhập gửi về cho gia đình và trang trải cuộc sống. Hơn nữa là được năng cao tay nghề và học hỏi văn hóa bên nước bạn

Không chỉ là nhu cầu của riêng anh Thắng mà còn là tâm lí chung của rất nhiều người lao động muốn đi làm tại các thị trường ngoài nước.

Tuy nhiên, muốn giữ vững thị trường lao động truyền thống, nhà nước cần phải sát sao hơn trong việc cấp phép cho doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó bản thân người lao động cũng cần chủ động học tập và trau dồi kiến thức tay nghề.

Bà Vũ Thị Thanh Liễu, phó giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội cho biết: Từ trước đến nay lao động luôn luôn mong muốn tìm được một việc có thu nhập cao để nuôi sống bản thân cũng như là gia đình đấy là điều hiển nhiên nhưng người lao động cũng nên xem xét lại để làm sao có thu nhập cao nhưng phải tương xứng với trình độ và năng lực của bản thân và cũng như kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng làm việc của mình sao cho tương xứng.

Mức lương đối với lao động phổ thông trung bình từ 15-20 triệu đồng/tháng tại các thị trường như lao động Đài Loan, lao động Hàn Quốc, lao động Nhật Bản, lao động Malaisia.

Theo thống kê của cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động thương binh và xã hội, trong năm 2015 cả nước có trên 100 nghìn lao động đi làm việc tại nước ngoài, trong đó thị trường Đài Loan tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với số lượng lên đến 64 nghìn người, Nhật Bản đứng thứ 2 với 24 nghìn người. Đây là những thị trường trọng điểm của xuất khẩu lao động năm 2016.

Ông Tống Hải Nam – Phó cục trưởng cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB và XH cho hay: Phải nói là chất lượng của lao động Việt Nam là 1 trong những yếu tố dẫn đến số lượng lao động Việt Nam được phía nước ngoài tiếp nhận ngày càng tăng, cụ thể nếu ở đầu những năm 2000 tỷ lệ lao động qua đào tạo được đưa đi làm việc tạ nước ngoài chỉ chiếm khoảng 30% thì đến nay con số này đã đạt được trên 50%.

Đến nay 100% lao động của Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài đều được đào tạo bài bản, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, học tập phong tục tập quán của nước sở tại. Đây được xem là một bước đổi mới cần thiết khi các thị trường truyền thống đã bão hòa và người lao động cần tiếp xúc với những thị trường có nhiều triển vọng hơn về điều kiện làm việc và thu nhập.

BT: ANTV

Xem thêm: TIN TỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *