Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản

Cũng như các quốc gia khác, vấn đề ôi nhiễm môi trường cũng là nỗi lo ngại lớn ở Nhật Bản. Quá trình công nghiệp hóa làm cho môi trường bị ảnh hưởng. Ở Nhật Bản, vấn đề ô nhiểm môi trường xuất hiện từ thời Minh Trị, tiêu biểu là vụ nhiễm độc đồng do nước thải từ mỏ đồng  Ashio thuộc tỉnh Tochigi năm 1878. Các ngành dệt may, giấy và bột giấy phát triển gây ô nhiễm nguồn nước. Than được sử dụng làm nhiên liệu chính trong các nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm không khí. Sau thế chiến thứ 2, Nhật Bản phát triển mạnh điều đó khiến cho môi trường Nhật Bản bị ô nhiễm nặng nề và đứng hàng đầu thế giới.

ô nhiễm môi trường

Người dân Nhật Bản sống đông đúc trong một diên tích hạn hẹp, các khu công nghiệp và dân cư nằm liền kề nhau làm môi trường bị ô nhiêm thêm nặng nề.

Người ta đã chứng minh được rằng, người dân Nhật Bản bị mắc các bệnh về đường hô hấp là do khói thoát ra từ các nhà máy công nghiệp dầu khí ở địa phương họ sinh sống. Cả bệnh minamata ở tỉnh Kumamoto do nhiễm độc thủy ngân, và bệnh itai-itai ở tỉnh Toyama do nhiễm độc catmi đều do nước thải từ các nhà máy gần đó.

Có thể nói rằng vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở Nhật Bản là vấn đề lo ngại nhất và do 4 nguyên nhân chính: công nghiệp hóa nhanh chóng, đô thị hóa nhanh chóng, sự tụt hậu trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống thoát nước, cũng như chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức khỏe nhân dân và môi trường trong sạch.

nước

 

Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những quy định nghiêm ngặt về nước thải công nghiệp nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm chất độc hại. Tuy vậy các con sông, đường biển vẫn bị ô nhiễm nặng nề do các chất hữu cơ cùng với những sinh vật phù du. Hàng loạt các nhà máy điện được xây dựng, lượng nhiệt mà các nhà máy này thải ra đe dọa tới đời sống sinh vật sông biển quanh đó. 

Nhiều biện pháp đã được tiến hành để cải thiện chất lượng nước ở Nhật Bản, trong đó có việc đề ra các tiêu chuẩn quốc gia về chất độc hại, các tiêu chuẩn khác về môi trường sống, cũng như các biện pháp kiểm soát và giám sát nghiêm ngặt. Các luật quy định trách nhiệm gây ô nhiễm được thông qua, nhiều dự án được tiến hành để cải thiện hệ thống thoát nước cho phù hợp với tỉ lệ dân cư.

Năm 1967, Luật cơ bản phòng chống ô nhiễm môi trường bắt đầu có hiệu lực, đề ra những chính sách và nguyên tắc chung về kiểm soát ô nhiễm, đồng thời khuyến khích nỗ lực làm sạch môi trường. Luật cơ bản nêu rõ trách nhiệm của chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương, các công ty, nhà máy, đồng thời quy định những tiêu chuẩn chất lượng môi trường, vạch ra các chương trình kiểm soát ô nhiễm và giúp đỡ nạn nhân những bệnh do ô nhiễm. Rồi luật Bảo tồn thiên nhiên được thông qua năm 1972, tạo cơ sở cho mọi biện pháp pháp lý bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, các luật chỉ có thể quy định mức ô nhiễm từ những nguồn đã được xác định, còn ô nhiễm từ những nguồn mà con người không biết hoặc ít biết đến vẫn là điều đang gây nhiều lo ngại.
Chẳng hạn, một loại ô nhiễm không khí xuất hiện thường xuyên ở nhiều nơi của Nhật Bản nhưng chưa có cách đối phó là sương mù quang hóa, do ôxit nitơ và cacbôhydrad trong không khí gây nên. Sinh vật phù du sinh sôi quá nhiều ở biển do hấp thụ nitơ và phốt-pho trong nước thải từ các gia đình và nhà máy, là nguyên nhân dẫn đến triều đỏ, gây hại cho nhiều loài sinh vật biển quý hiếm.
Ôxit sulfur trong không khí gây nên mưa axit, phá hoại các cánh rừng của Nhật Bản; ô nhiễm tiếng ồn tiếp tục ảnh hưởng đến những người sống gần các nhà máy, công trường xây dựng, sân bay, đường lớn, các tuyến tàu điện, nhất là tàu tốc hành shinkansen.
Tuy lâu nay, chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương cũng như bản thân người dân rất nỗ lực để làm sạch môi trường, nổi bật nhất là việc Nhật Bản đăng cai tổ chức hội nghị thế giới về khí hậu thay đổi hồi năm ngoái ở Kyoto, có thể nói người Nhật Bản vẫn đang phải sống cùng nhiều loại ô nhiễm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *